Công nghệ 7 Bài 28: Khai thác rừng

Khai thác rừng như thế nào là đúng quy cách? Đến tuổi bao nhiêu thì rừng có thể khai thác? Khi khai thác cần chú ý nhũng yếu tố nào? Cùng eLib trả lời các câu hỏi đó với nội dung bài học dưới đây. Mời các em cùng tham khảo!

Công nghệ 7 Bài 28: Khai thác rừng

1. Tóm tắt lý thuyết

  • Khai thác rừng là thu hoạch lâm sản nhưng đồng thời phải đảm bảo điều kiện phục hồi rừng.

1.1. Các loại khai thác rừng

- Phân loại khai thác rừng gồm có 3 loại:

  • Khai thác trắng
  • Khai thác dần
  • Khai thác chọn

Phân loại khai thác rừng

- Khai thác mà không trồng rừng lại kịp thời sẽ gây ra nguy cơ: xói mòn đất, ngập lụt, hạn hán,...

1.2. Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam

- Với tình trạng rừng bị chặt phá nghiêm trọng, nên hiện nay việc khai thác rừng ở Việt Nam phải theo những điều kiện sau:

+ Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng:

  • Rừng con gỗ khai thác chủ yếu ở nơi có độ dốc > 15o.
  • Rừng còn gỗ khai thác thuộc loại rừng đang có tác dụng phòng hộ.

+ Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.

+ Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ khu rừng khai thác.

1.3. Phục hồi rừng sau khai thác

Phục hồi rừng sau khai thác

a. Rừng đã khai thác trắng: Trồng rừng để phục hồi rừng. Trồng xen lẫn cây công nghiệp.

b. Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn: Thúc đẩy tái sinh tự nhiên.

  • Chăm sóc cây gieo giống.
  • Phát dọn cây cỏ hoang.
  • Dặm cây hay gieo hạt vào nơi ít có cây tái sinh.

2. Luyện tập

Câu 1: Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa các loại khai thác rừng?

Gợi ý trả lời

- Giống nhau:

  • Khai thác trắng và khai thác dần: lượng cây chặt hạ là toàn bộ cây rừng.
  • Khai thác dần và khai thác chọn: rừng tự phục hồi.

- Khác nhau: Sự khác nhau chủ yếu nhất là thời gian chặt hạ rừng.

Câu 2: Em cho biết:

       + Rừng ở nơi đất dốc lớn hơn 15 độ, nơi rừng phòng hộ có khai thác trắng được không, tại sao?

       + Khai thác rừng nhưng không trồng rừng ngay có tác hại gì?

Gợi ý trả lời

  • Rừng có độ dốc lớn hơn 15 độ, nơi rừng phòng hộ không được khai thác trắng vì gây ra xói mòn, rửa trôi.
  • Khai thác rừng nhưng không trồng rừng ngay thì sẽ làm cho đất bị thoái hóa, rữa trôi, xói mòn, có thể gây ra lũ lụt,....

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được khái niệm, các điều kiện khai thác rừng và các biện pháp phục hồi sau khai thác.
  • Rèn luyện các kỹ năng quan sát, liên hệ thực tế ở mỗi học sinh.
  • Tích cực trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và môi trường.
Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM