Công nghệ 7 Bài 14: Thực hành: Nhận biết một số loại thuốc và nhận biết hiệu quả của thuốc trừ sâu, bệnh hại

Nhằm giúp các em nhận biết hiệu quả các loiaj thuốc trừ sâu. Ban biên tập eLib xin giới thiệu Nội dung bài thực hành Nhận biết một số loại thuốc và nhận biết hiệu quả của thuốc trừ sâu, bệnh hại dưới đây. Mời các em cùng theo dõi bài học.

Công nghệ 7 Bài 14: Thực hành: Nhận biết một số loại thuốc và nhận biết hiệu quả của thuốc trừ sâu, bệnh hại

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vật liệu và dụng cụ cần thiết

  • Các mẫu thuốc: dạng bột, dạng thấm nước, dạng hạt và dạng sữa
  • Một số nhãn hiệu thuốc của 3 nhóm độc: rất độc, độc cao và cẩn thận

1.2. Quy trình thực hành

a. Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu bệnh hại

- Phân biệt độ độc

+ Phân biệt độ độc của thuốc theo kí hiệu và biểu tượng qua nhãn mác:

  • Nhóm độc 1: "Rất độc", "Nguy hiểm" kèm theo đầu lâu trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu đỏ dưới cùng nhãn

Nhóm rất độc

  • Nhóm độc 2: "Độc cao" kèm theo chữ thập màu đen trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng

Nhóm độc cao

  • Nhóm độc 3: "Cẩn thận" kèm theo hình vuông đặt lệch có vạch rời ở giữa (có thể có hoặc không)

Nhóm cẩn thận

- Tên thuốc

+ Bao gồm: Tên sản phẩm, hàm lượng chất tác dụng, dạng thuốc

+ Ví dụ: Padan 95 SP

  • Padan: thuốc trừ sâu Padan.
  • 95: 95% chất tác dụng.
  • SP: thuốc bột tan trong nước.

- Ngoài ra trên nhãn thuốc còn ghi công dụng của thuốc, cách sử dụng, khối lượng, thể tích… Trên vạch dưới cùng của nhãn còn in các quy định về an toàn lao động.

b. Quan sát một số dạng thuốc

- Dựa vào đặc điểm để nhận biết 1 số dạng thuốc như:

  • Thuốc bột (viết tắt: B, D, BR) ở dạng bột tươi, màu trắng, trắng ngà hay màu khác, không hòa tan trong nước, khi hòa vào nước thuốc nổi như bột gạo
  • Thuốc bột thấm nước (viết tắt: WP, BTN, DF, WDG) ở dạng bột tơi, màu trắng hay trắng ngà, có khả năng phân tán trong nước và tạo nên hỗn hợp huyền phù. Để lâu có khả năng tách hợp
  • Thuốc bột hòa tan trong nước (viết tắt: SP, BHN) ở dạng bột màu trắng hay trắng ngà, có khả năng tan trong nước tạo thành dung dịch
  • Thuốc hạt (viết tắt: G, GH, H) ở dạng hạt nhỏ, cứng, không vụn, màu trắng hay trắng ngà, tan dần trong nước
  • Thuốc sữa (viết tắt: EC, ND) ở dạng lỏng trong suốt, khi hòa vào nước dưới các phần tử thuốc phân tán trong nước dưới dạng hạt nhỏ có màu đục như sữa
  • Thuốc nhũ dầu (viết tắt: SC) ở dạng lỏng, đặc sền sệt, khi phân tán trong nước cũng tạo hỗn hợp dạng sữa
  • Dung dịch đậm đặc hòa tan (viết tắt: LC, SCW, DD): dung dịch trong suốt, khi hòa vào nước tạo thành dung dịch thật

2. Thực hành

  • Học sinh nhận biết và giải thích các kí hiệu ghi trên nhãn thuốc.
  • Phân biệt các mẫu thuốc (màu sắc, dạng thuốc, …).

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Mô tả được quy trình nhận biết từng loại phân hoá học.
  • Xác định được đặc điểm của thuốc qua nhãn trên bao bì.
  • Rèn luyện các kĩ năng nhận biết, kĩ năng quan sát.
  • Có ý thức bảo vệ môi trường, cẩn thận, trật tự, giữ vệ sinh chung.
  • Có ý thức sử dụng các loại thuốc hóa học không làm ô nhiễm môi trường.
Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM