Công nghệ 7 Bài 3: Một số tính chất của đất trồng
Cùng eLib.vn trả lời các câu hỏi sau:
Thành phần cơ giới của đất là gì? Thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính? Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất? và thế nào là độ phì nhiêu của đất? Thông qua nội dung bài 3 Công nghệ 7. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học dưới đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Thành phần cơ giới của đất
- Tỷ lệ % các loại hạt cát, limon, sét trong đất là thành phần cơ giới của đất
- Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt trong đất, người ta chia đất làm 3 loại chính: đất cát, đất thịt, đất sét. Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian như: đất cát pha, đất thịt nhẹ, …
1.2. Độ chua, độ kiềm
- Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Trị số pH dao động từ 0 đến 14.
- Đất có pH < 6,5 là đất chua
- Đất có pH = 6,6 - 7,5 là đất trung tính
- Đất có pH > 7,5 là đất kiềm
- Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9.
- Người ta xác định đất chua, kiềm và trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo.
1.3. Khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng của đất
- Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng
- Khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng của đất tốt nhất là đất sét sau đó đến đất thịt, đất cát
1.4. Độ phì nhiêu của đất
- Độ phì nhiêu là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, và không có chất có hại cho cây gọi là độ phì nhiêu của đất.
- Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.
- Muốn cho cây trồng có năng suất cao phải có đủ các điều kiện: giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.
2. Luyện tập
So sánh đất cát và đất thịt?
Gợi ý làm bài
- Giống nhau: Có đầy đủ các thành phần của đất
- Khác nhau:
+ Đất cát:
- Hạt cát nhiều, limon và sét ít
- Chất dinh dưỡng ít
- Khả năng giữ nước kém
- Cây trồng phát triển không tốt lắm
+ Đất thịt:
- Hạt cát ít, limon và sét nhiều
- Chất dinh dưỡng nhiều
- Khả năng giữ nước tốt hơn
- Cây trồng phát triển tốt
3. Kết luận
Sau khi học xong bài 3 của chương trình môn Công nghệ 7, các em cần ghi nhớ:
- Tỉ lệ (%) các hạt: cát, limon, set quyết định thành phần cơ giới của đất
- Căn cứ vào độ pH, người ta chia đất thành: đất chua, đất kiềm và đất trung tính
- Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, set và chất mùn
- Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất có thể cho cây trồng có năng suất cao. Tuy nhiên muốn có năng suất cao phải có đủ điều kiện: đất phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, giống tốt và chăm sóc tốt
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 7 Bài 1: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt
- doc Công nghệ 7 Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần cần đất trồng
- doc Công nghệ 7 Bài 4: Thực hành: Xác định các thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay)
- doc Công nghệ 7 Bài 5: Thực hành: Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu
- doc Công nghệ 7 Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất
- doc Công nghệ 7 Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
- doc Công nghệ 7 Bài 8: Thực hành: Nhận biết một số loại phân bón hóa học thông thường
- doc Công nghệ 7 Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường
- doc Công nghệ 7 Bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn giống cây trồng
- doc Công nghệ 7 Bài 11: Sản xuất và bảo quản giống cây trồng
- doc Công nghệ 7 Bài 12: Sâu, bệnh hại cây trồng
- doc Công nghệ 7 Bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại
- doc Công nghệ 7 Bài 14: Thực hành: Nhận biết một số loại thuốc và nhận biết hiệu quả của thuốc trừ sâu, bệnh hại