Công nghệ 7 Bài 51: Thực hành: Xác định độ nhiệt, độ trong và độ pH của nước nuôi thủy sản

Nhằm giúp các em có thể củng cố các kiến thức về những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống của thủy sản đồng thời giúp các em rèn luyện kỹ năng xác định các yếu tố về nhiệt độ, độ pH, độ trong,... eLib xin giới thiệu nội dung Bài 51: Thực hành: Xác định độ nhiệt, độ trong và độ pH của nước nuôi thủy sản Công nghệ 7. Mời các em cùng tham khảo!

Công nghệ 7 Bài 51: Thực hành: Xác định độ nhiệt, độ trong và độ pH của nước nuôi thủy sản

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mẫu nước và dụng cụ cần thiết

  • Nhiệt kế.
  • Đĩa sếch xi.
  • Thang màu pH chuẩn.
  • 2 thùng nhựa đựng mẫu nước nuôi cá có chiều cao tối thiểu là 60 – 70 cm, đường kính thùng đựng 30 cm.
  • Giấy đo pH.

1.2. Quy trình thực hành

a. Đo nhiệt độ nước

Nhiệt kế

  • Bước 1: Nhúng nhiệt kế vào nước, để khoảng 5 – 10 phút.
  • Bước 2: Nâng nhiệt kế ra khỏi nước, đọc kết quả.

Quy trình đo nhiệt độ nước

b. Đo độ trong

Đĩa sếch xi

  • Bước 1: Thả từ từ đĩa sếch xi xuống nước cho đến khí không thấy vạch đen.
  • Bước 2: Thả đĩa xuống sâu hơn, kéo lên khi thấy vạch đen, trắng; ghi lại độ sâu.
  • Kết quả: (độ sâu lần 1+ độ sâu lần 2)/2 

Quy trình đo độ trong

c. Đo độ pH bằng phương pháp đơn giản

Giấy quỳ

  • Bước 1: Nhúng giấy đo pH vào nước khoảng 1 phút.
  • Bước 2: Đưa lên so sánh với thang màu pH chuẩn.

Quy trình đo pH

1.3. Một số lưu ý khi thực hành

  • Không lấy mẩu nước vào những ngày mưa, nước đục.
  • Đo nhiệt độ, đo pH nếu nâng lên khỏi mặt nước thì phải đọc kết quả ngay, để lâu kết quả không chính xác.

2. Đánh giá bài thực hành

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Biết cách đo nhiệt độ, xác định độ trong của nước bằng đĩa sếch xi, biết xác định độ pH bằng giấy đo pH.
  • Rèn luyện các kỹ năng quan sát, thực hành.
  • Rèn luyện tính cẩn thận, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM