Công nghệ 7 Bài 54: Chăm sóc, quản lý và phòng, trị bệnh cho động vật thủy sản (tôm cá)

Một trong những khâu quan trọng giúp cho thủy sản phát triển tốt và cho năng suất cao là quá trình chăm sóc, phòng và trị bệnh cho các loài thủy sản. Mời các em cùng tham khảo nội dung bài học dưới đây!

Công nghệ 7 Bài 54: Chăm sóc, quản lý và phòng, trị bệnh cho động vật thủy sản (tôm cá)

1. Tóm tắt lý thuyết

Biện pháp chăm sóc và quản lí thủy sản

1.1. Chăm sóc tôm, cá

a. Thời gian cho ăn

  • Trong ngày nên cho tôm, cá ăn khi trời còn mát (nhiệt độ từ 20 đến 30oC), buổi sáng từ 7 – 8 giờ.
  • Lượng thức ăn và phân bón tập trung mùa xuân và các tháng từ 8 – 11.
  • Mùa hè trời nắng nóng, nhiệt độ tăng nên thức ăn phân bón bị phân huỷ nhanh làm ao bẩn dẫn đến thiếu oxi cho tôm cá, do đó cần giảm lượng thức ăn và phân bón.

b. Cho ăn

- Cho ăn đủ dinh dưỡng, đủ lượng theo yêu cầu từng loại và từng giai đoạn.

- Cho ăn “lượng ít và nhiều lần” để tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường, mỗi loại thức ăn có các cách khác nhau:

  • Thức ăn tinh và xinh phải có giàn, máng ăn.
  • Phân xanh bó thành từng bó.
  • Phân chuồng hoại mục và vô cơ hoà tan trong nước rồi té đều khắp ao.

1.2. Quản lí

a. Kiểm tra ao nuôi tôm, cá

Các công việc, thời điểm kiểm tra ao nuôi cá

Công việc và thời điểm kiểm tra ao nuôi cá

b. Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá

  • Đánh giá tốc độ lớn của chúng và chất lượng của vực nước nuôi.
  • Thông qua 2 chỉ số: Chiều dài và khối lượng

Kiểm tra sự tăng trưởng của ca

1.3. Một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá

Phòng bệnh được đặt lên hàng đầu.

a. Phòng bệnh

- Mục đích: Là tạo điều kiện cho tôm, cá khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển bình thường.

- Biện pháp:

  • Thiết kế ao nuôi hợp lý.
  • Tẩy và dọn ao trước khi cho ăn, thả tôm, cá.
  • Cho tôm, cá ăn đầy đủ.
  • Kiểm tra môi trường nước.
  • Dùng thuốc phòng bệnh.

b. Chữa bệnh

- Mục đích: tiêu diệt các tác nhân bệnh cho tôm, cá, đảm bảo chúng khoẻ mạnh trở lại, sinh trưởng và phát triển bình thường.

- Một số thuốc thường dùng: thảo mộc hoặc tân dược.

  • Hoá chất gồm: vôi, thuốc tím.
  • Thuốc tân dược gồm: sunfamit, ampiolin, …
  • Thuốc thảo mộc gồm: cây duốc cá, tỏi.

Một số thuốc thường dùng phòng và trị bệnh cho cá

2. Luyện tập

Câu 1: Em cho biết vì sao đối với tôm cá phải dùng thuốc phòng trước mùa thường phát sinh bệnh?

Gợi ý trả lời

  • Vì khi tôm, cá bị bệnh việc chữa trị là rất khó khăn và tốn kém nên ta cần phòng bằng cách cho dùng thuốc trước mùa phát sinh bệnh.

Câu 2: Để kiểm tra sự tăng trưởng của cá (hoặc tôm) cần phải tiến hành như thế nào?

Gợi ý trả lời

  • Kiểm tra chiều dài: Lấy thước đo chiều di từ phần đầu đến cuối cùng của đuôi.
  • Kiểm tra khối lượng của tôm, cá: Bắt cá và tôm để cân lấy khối lượng.

Câu 3: Kể tên một số loại thuôc, hóa chất thường dùng để phòng và trị bệnh cho tôm, cá vào ba nhóm sau:

  • Hóa chất.
  • Thuốc tân dược.
  • Thuốc thảo mộc.

Gợi ý trả lời

  • Hóa chất: vôi, thuốc tím.
  • Thuốc tân dược: Sulfamit, Ampicilin.
  • Thuốc thảo mộc: cây thuốc cá, tỏi, lá xoan.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được biện pháp chăm sóc tôm, cá thông qua kĩ thuật cho cá ăn.
  • Chỉ ra được những công việc cần phải làm để quản lí ao nuôi thủy sản như kiểm tra ao nuôi và tôm cá.
  • Trình bày được mục đích và một số biện pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá.
Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM