Công nghệ 7 Bài 15: Làm đất và bón phân lót
Cùng eLib tìm hiểu kỹ thuật khâu đầu tiên của quy trình sản xuất cây trồng là làm đất và bón phân lót. Vậy khâu này cần những phương pháp nào, yêu cầu kỹ thuật ra sao? Mời các em tham khảo nội dung dưới đây để trả lời các câu hỏi đó!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Làm đất nhằm mục đích gì?
Làm đất là khâu kĩ thuật quan trọng có tác dụng làm đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
1.2. Các công việc làm đất
a. Cày đất
Là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ 20 đến 30cm, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.
b. Bừa và đập đất
- Để làm thu nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng.
- Công việc cày, bừa đất được tiến hành bằng trâu, máy cày hoặc búa đập.
- Bừa đất: Trộn đều đất, làm nhỏ đất, san phẳng đất, thu gom cỏ dại. Bừa bằng cách cho trâu bò kéo hoặc bừa máy.
- Đập đất: Làm đất vỡ nhỏ. Đất nhỏ, bột tạo điều kiện giữ độ ẩm.
c. Lên luống
- Để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.
- Quy trình lên luống:
- Xác định hướng luống
- Xác định thước luống
- Đánh rãnh, kéo đất tạo luống
- Làm phẳng mặt luống
- Chú ý: Khi lên luống cần tuỳ địa hình và loại cây.
1.3. Bón phân lót
- Bón phân lót là bón trước khi trồng, thường sử dụng phân hữu cơ và phân lân
- Sử dụng phân hữu cơ và phân lân theo quy trình sau:
- Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, hốc cây.
- Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân bón xuống dưới.
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy cho biết tiến hành cày bừa đất bằng công cụ gì? Phải đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật nào?
Gợi ý trả lời
- Ta dùng cày cải với sức kéo là trâu, bò hoặc máy cày để cày đất.
- Những yêu cầu kĩ thuật phải được đảm bảo: Đối với cày thì xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ 20 đến 30 cm. Đối với bừa và đập đất thì yêu cầu đất phải được làm nhỏ, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng.
Câu 2: Em hãy cho biết lên luống áp dụng cho cây nào?
Gợi ý trả lời
Lên luống áp dụng cho cây: khoai, rau, đỗ, ngô,...
Câu 3: Em hãy cho biết cách bón lót phổ biến mà em biết?
Gợi ý trả lời
- Những cách bón lót phổ biến là cách bón: rải, theo hàng, theo hốc.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được cơ sở khoa học, ý nghĩa thực tế của quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt.
- Có ý thức bảo vệ cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường sống.
- Có ý thức bảo vệ môi trường và môi trường sống của cây trồng.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 7 Bài 16: Gieo trồng cây công nghiệp
- doc Công nghệ 7 Bài 17: Thực hành: Xử lý hạt giống bằng nước ấm
- doc Công nghệ 7 Bài 18: Thực hành: Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống
- doc Công nghệ 7 Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng
- doc Công nghệ 7 Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản
- doc Công nghệ 7 Bài 21: Luân canh, xen canh tăng vụ
- doc Công nghệ 7 Ôn tập phần I: Trồng trọt