Công nghệ 7 Bài 17: Thực hành: Xử lý hạt giống bằng nước ấm

Để giúp các em có thể củng cố các kiến thức về xử lí hạt giống. Đồng thời rèn luyện các kỹ năng thực hành môn Công nghệ 6. Mời các em cùng tham khảo nội dung bài học dưới đây!

Công nghệ 7 Bài 17: Thực hành: Xử lý hạt giống bằng nước ấm

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vật liệu và dụng cụ cần thiết

  • Mẫu hạt lúa, ngô, bắp
  • Nhiệt kế
  • Phích nước nóng
  • Chậu, thùng đựng nước lã
  • Rổ

1.2. Quy trình thực hành

- Quá trình xử lí hạt bằng nước ấm gồm có 4 bước:

  • Bước 1: Cho hạt vào trong nước muối để loại bỏ hạt lép, hạt lửng.
  • Bước 2: Rửa sạch các hạt chìm.
  • Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm hạt.
  • Bước 4: Ngâm hạt trong nước ấm nhiệt độ 450C trong thời gian 10 phút.

Phương pháp xử lí hạt bằng nước ấm

- Nhiệt độ thích hợp để xử lí một số hạt

Nhiệt độ xử lí hạt thích hợp

- Một số lưu ý khi tiến hành thí nghiệm

+ Đặt rá thóc có hạt chắc vào chậu, lấy n­ước sạch xối cho hết muối, để hạt thóc róc hết n­ước khi thực hiện bước 2.

+ Cách pha nư­ớc ở 540 C.

  • Dùng nư­ớc sôi pha vào chậu n­ước lã sạch.
  • Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ, khi nhiệt kế chỉ 540 C
+ Bước 3:
  • Ng­ười ta chỉ thay việc ngâm n­ước 540 C bằng cách cho vào lo sấy 540 C từ 5 đến 10 phút.
  • 540C thì mầm bệnh đã chết, kích thích đ­ược hạt nãy mầm, thấp hơn 540 C thì mầm bệnh không chết, cao hơn 540 C thì mầm hạt có thể lại chết.

2. Thực hành theo nhóm

  • Tiến hành xử lí các mẫu hạt giống theo các bước đã trình bày ở trên theo nhóm.
  • Mỗi nhóm xử lí hai loạt hạt giống.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được các bước của quy trình xử lí hạt giống bằng nước ấm, xác định tỉ lệ nảy mầm, sức nảy mầm của hạt giống.
  • Làm được các công việc xác định sức nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm và xử lý hạt giống bằng nước ấm.
Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM