Giải SGK Hóa 11 Nâng cao

Môn Hóa học lớp 11 là một môn học được đánh giá khá khó và quan trọng. Để có kiến thức thật tốt chuẩn bị cho các kì thi các em học sinh cần có phương pháp học cụ thể và khoa học. Với mong muốn giúp các bạn học sinh có thêm nhiều kiến thức và tài liệu học tập để học thật tốt môn Hóa học lớp 11, eLib đã tổng hợp các bài tập SGK nâng cao Hóa học 11 bao gồm phương pháp giải và hướng dẫn giải cụ thể cho từng bài tập trong sách giáo khoa. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

1. Phương pháp học tốt môn Hóa học 11

Hóa học là một bộ môn khoa học có khối lượng lớn kiến thức cả về lý thuyết lẫn bài tập. Để học tốt môn Hóa học cần nắm vững bản chất hiện tượng hóa học, nắm vững các kiến thức cơ bản đã được học, vận dụng tối ưu các kiến thức cơ bản để giải quyết một hay nhiều vấn đề mới.

Nếu bạn thấy môn Hóa khó hãy thử áp dụng cách học tốt môn Hóa, bí quyết ôn tập và làm bài thi hóa điểm cao sau sẽ giúp các em không cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi nghĩ đến hóa học. Sau đây là các bí quyết giúp các em học tốt môn Hóa học:

1.1. Phương pháp học tốt lý thuyết

- Muốn học tốt môn hóa học bạn cần nắm vững lí thuyết các khái niệm, các định nghĩa, các định luật hay quy luật đã được quy định trong chương trình. Ngoài ra các em cần quan sát các thí nghiệm, các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống… vì lí thuyết hóa học rất gần thực tế. Và cứ dần dần các em sẽ tích lũy được kiến thức.

- Xử lí thông tin: tự làm thì nghiệm để rút ra kết luận hoặc rút ra các nhận xét quan trọng cho chính mình.

- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi hay làm bài tập, vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài học (đó là cách học tốt môn hóa lí tưởng).

- Muốn học giỏi môn hóa các em phải biết cách học và ghi nhớ một cách chọn lọc, logic: môn hóa học vẹt là rất khó nhớ, học phải hiểu.

1.2. Phương pháp học tốt phần bài tập

- Tên gọi : nắm được cách gọi tên các chất (một chất có thể nhiều cách gọi tên : Tên thông thường, tên quốc tế).

- Lí tính : thông thường ta chú ý nhớ trạng thái (rắn, lỏng , khí), màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, …

- Cấu tạo : biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp.

- Hóa tính:

+ Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, suy nghĩ để khái quát lên tính chất chung cho loại hợp chất đó.

+ Với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào như thế mới có thể nhớ và học tốt môn hóa hơn.

- Điều chế :

+ Nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với mỗi loại hợp chất cụ thể, ngoài các phương pháp chung, nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế.

+ Phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất.

- Ứng dụng : nhớ các ứng dụng của mỗi hợp chất, liên hệ với đời sống.

1.3. Cách làm tốt bài tập hóa học

Muốn học giỏi môn Hóa học, học sinh cần nắm vững hóa tính – điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra.

- Viết phương trình phản ứng : phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào ?

- Chuỗi phản ứng : Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất (đối với dạng khó), nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.

- Nhận diện hóa chất : nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu.

- Giải thích hiện tượng, chứng minh : viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, …

1.4. Vài phương pháp để học tốt môn Hóa học

- Thường thì trên lớp thầy cô rất ít giải bài tập nên để học tốt môn hóa các em nên tự giải hết phần bài tập để củng cố kiến thức này.

- Tự viết phương trình biểu diễn cho các dãy biến hóa sẽ giúp các em nhớ lâu và học tốt môn hóa hơn.

- Các em nên học hỏi từ những bạn học giỏi Hóa: cũng là một cách để giúp học giỏi hóa học.

- Biết quan sát, nhận xét, có hứng thú với thí nghiệm hóa học: đó là một phương pháp học rất tốt, hỗ trợ việc học rất hiệu quả (bạn cần kiếm thêm tư liệu, clip về phản ứng hóa học, vừa hay vừa “đã mắt”).

- Biết kết hợp với các môn học khác: đặc biệt là hai môn Toán-Lí.

- Muốn học tốt môn Hóa học cần có hứng thú, say mê với môn học các em phải say mê với môn học thì mới học được, cho dù có đi học thêm nhiều đi chăng mà chẳng có hứng thú gì hết thì coi như vô dụng (các môn khác cũng vậy).

Vài tuyệt chiêu trong việc học tốt môn Hóa học:

- Sử dụng sơ đồ tư duy: Muốn học giỏi môn Hóa các em hãy tự tóm tắt lại toàn bộ những gì mình đã học bằng một sơ đồ. Sơ đồ này sẽ giúp các em ghi nhớ một cách tổng quát hơn. Điều này giúp dễ nhớ hơn so với việc xem sơ đồ người khác (hoặc là bạn có thể tham khảo sơ đồ của ai đó để tự làm một sơ đồ cho mình). Ngoài ra, mình ghi lại những ý quan trọng vào quyển sổ tay để sử dụng khi cần.

- Bảng tuần hoàn hóa học, cây bút dạ quang để bạn gạch dưới những kiến thức cũng như phương trình quan trọng cũng khá cần thiết. Những phương trình nào khó nhớ các em hãy ghi ra giấy và dán ở những nơi thường xem nhất, chắc chắn chỉ sau vài lần học và xem qua các em sẽ dễ dàng nhớ ngay thôi.

- Học trên mạng

2. Bí quyết đạt điểm cao bài thi môn Hóa 11

2.1. Chuẩn bị trước kỳ thi

Tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc thí sinh đạt điểm cao, vì vậy, hãy thư giãn, đừng quá căng thẳng và tự gây áp lực.

Các em làm bài thi hết sức, xong môn nào, hãy tạm gạt sang một bên để tập trung môn khác.

Các em chú ý ngủ và dậy đúng giờ, ăn uống đầy đủ, những ngày thi không nên ăn đồ lạ.

Nên đọc lại những lý thuyết khó nhớ nhất trong sách giáo khoa mang tính rà soát chứ không nên nhồi nhét.

2.2. Trong quá trình làm bài thi

Các em hãy làm bài thi theo kỹ năng làm bài trắc nghiệm chung, như làm câu dễ trước, câu khó sau; phân bổ thời gian làm bài…

Nháp cũng cần kỹ năng: Giấy nháp là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các em trong quá trình làm bài thi. Các em nên nháp gọn gàng, rõ ràng, không nên lộn xộn. 

Lưu trữ các ý tưởng quan trọng đối với các câu chưa tìm ra đáp số. Học sinh hãy ghi lại các ý đã phân tích được như sơ đồ phản ứng, phép tính, để khi làm lại có thể tiết kiệm thời gian. 

Chú ý tận dụng hết thời gian làm bài, không nên ra sớm, hãy để 5-10 phút để kiểm tra lại bài làm trước khi nộp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM