Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 26: Phân loại và gọi tên hợp chất hữu cơ
Dưới đây là nội dung chi tiết Giải bài tập nâng cao Hóa 11 Chương 4 Phân loại và gọi tên hợp chất hữu cơ, với hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, trình bày khoa học. eLib hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập thật tốt!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 109 SGK Hóa 11 nâng cao
Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Hợp chất hữu cơ nào cũng có 3 tên. Tên thồng thường, tên gốc – chức và tên thay thế.
B. Hợp chất hữu cơ nào cũng có tên gốc – chức.
C. Hợp chất hữu cơ nào cũng có tên hệ thống.
D. Hợp chất hữu cơ nào cũng có tên thay thế.
Phương pháp giải
Dựa vào khái niệm, lý thuyết về hợp chất hữu cơ để phân tích, đưa ra kết luận đúng
Hướng dẫn giải
Hợp chất hữu cơ nào cũng có tên hệ thống.
→ Đáp án cần chọn là C.
2. Giải bài 2 trang 109 SGK Hóa 11 nâng cao
Dựa vào tính chất hóa học của CH2=CH2 và CH≡CH (đã học ở lớp 9) hãy viết Phương trình hóa học khí cho CH3-CH=CH-CH3 và CH3C≡C-CH3 tác dụng với Br2,H2 và cho biết những nhóm nguyên tử nào trong phân tử của hai hợp chất trên đã gây nên các phản ứng đó.
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất hóa học của CH2=CH2 và CH≡CH đã học ở lớp 9 đề hoàn thành phương trình phản ứng
Hướng dẫn giải
Phản ứng của CH3-CH=CH-CH3
CH3-CH=CH-CH3 + Br2→CH3-CHBr-CHBr-CH3
CH3-CH=CH-CH3 + H2 → CH3-CH2-CH2-CH3 (xt: Ni, to)
Phản ứng của CH3-C≡C-CH3
CH3-C≡C-CH3 + 2Br2→CH3-CHBr2-CHBr2-CH3
CH3-C≡C-CH3 + 2H2 → CH3-CH2-CH2-CH3 (xt: Ni, to)
3. Giải bài 3 trang 109 SGK Hóa 11 nâng cao
Những hợp chất nào dưới đây có cùng nhóm chức? Hãy viết công thức của chúng dưới dạng R – nhóm chức và dùng công thức ở dạng đó để viết phương trình hóa học (nếu có) của chúng với NaOH (dựa vào tính chất hóa học của etanol và axit axetic): C2H5COOH; CH3CH2OH; CH3COOH; CH3CH2CH2OH.
Phương pháp giải
Cần lưu ý:
- Nhóm chức là nhóm nguyên tử (hoặc phân tử) gây ra những phản ứng hóa học đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ.
- Cấu tạo của nhóm thường được viết rõ ràng, phần còn lại có thể viết tắt là R.
Ví dụ: R-OH, R-CO-R’, R-COOH, …
- Một số nhóm chức: -OH: ancol, R-O–R’: ete, -COOH: axit, R-CO-R’: xeton, R-COO-R’: este, -NH2: amin, R-CHO: anđehit, …
Hướng dẫn giải
Những hợp chất có cùng nhóm chức - OH: CH3CH2OH và CH3CH2CH2OH
Những hợp chất có cùng nhóm chức -COOH: CH3COOH và C2H5COOH
RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O
R'OH + NaOH → R'COONa+H2O
4. Giải bài 4 trang 109 SGK Hóa 11 nâng cao
Gọi tên các hợp chất sau theo danh pháp gốc – chức.
CH3CH2-Br ; CH3-CO-O-CH3 ; CH3CH2-O-CH2CH3 ; (CH3)2SO4
Phương pháp giải
Tên gốc - chức: gồm tên phần gốc - Tên phần định chức
Hướng dẫn giải
Gọi tên theo danh pháp gốc – chức
CH3-CH2-Br: etyl bromua
CH3-CO-O-CH3: metyl axetat
CH3-CH2-O-CH2CH3: đietyl ete
(CH3)2SO4: metyl sunfat
5. Giải bài 5 trang 110 SGK Hóa 11 nâng cao
Hãy gọi tên những mạch cacbon sau:
C-C-C; C-C-C-C; C-C-C-C-C-C; C-C-C-C-C; C-C-C-C-C-C-C-C
Phương pháp giải
Để chỉ số nguyên tử cacbon trong mạch chính, người ta dùng các phần nền (phần đầu) sau: 1 (meta); 2 (eta); 3 (propa); 4 (buta); 5 (penta); 6 (hexa); 7 (hepta); 8 (octa); 9 (nona); 10 (đeca).
Hướng dẫn giải
C-C-C: Prop
C-C-C-C: but
C-C-C-C-C-C: hex
C-C-C-C-C: pent
C-C-C-C-C-C-C-C: oct
6. Giải bài 6 trang 110 SGK Hóa 11 nâng cao
Hãy phân tích tên các chất sau thành phần thế (nếu có) + tên mạch cacbon chính + tên phần định mức.
CH3CH2CH3 (Propan) ; CH2=CH-CH3 (Propen); HC≡C-CH3 (Propin); CH3-CH2-COOH ( axit propanic); ClCH-CH2-CH3 (1 – clopropan); BrCH2-CH2Br (1,2 đibrommetan); CH3-CH2-CH2OH (propan – 1ol); CH3-CH=CH-CH3 (But – 2 en)
Phương pháp giải
Phân tích thành
+ Thành phần thế (nếu có)
+ Tên mạch cacbon chính (mạch C dài nhất)
+ Tên phần định mức (tên nhóm chức)
Hướng dẫn giải
7. Giải bài 7 trang 110 SGK Hóa 11 nâng cao
Hãy dùng số đếm theo IUPAC gọi tên thay thế các hợp chất tiếp theo trong các dãy sau
CH3Cl (clometan); CH2Cl (điclometan); CHCl3 (?); CCl4 (?).
CF3-CHF2 (pertafloetan); Cl3C-CHCl2 (?); Cl3C-CCl3(?); CBr4(?)
Phương pháp giải
Để chỉ số nguyên tử cacbon trong mạch chính, người ta dùng các phần nền (phần đầu) sau: 1 (meta); 2 (eta); 3 (propa); 4 (buta); 5 (penta); 6 (hexa); 7 (hepta); 8 (octa); 9 (nona); 10 (đeca).
Hướng dẫn giải
CHCl3 (triclometan); CCl4 (tetraclometan); Cl3C-CHCl2 (pentacloetan); Cl3 C-CCl3(hexacloetan); CBr4(tetrabrommetan)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 25: Hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 27: Phân tích nguyên tố
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 28: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 29: Luyện tập chất hữu cơ, công thức phân tử
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 30: Cấu trúc phân từ hợp chất hữu cơ
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 31: Phản ứng hữu cơ
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 32: Luyện tập cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ