Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 5: Luyện tập Axit, bazơ và muối
Dưới đây là Hướng dẫn giải Hóa 11 SGK nâng cao Chương 1 Bài 5 Luyện tập được eLib biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình SGK Hóa học 11 nâng cao giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 23 SGK Hóa học 11 nâng cao
2. Giải bài 2 trang 23 SGK Hóa học 11 nâng cao
3. Giải bài 3 trang 23 SGK Hóa học 11 nâng cao
4. Giải bài 4 trang 23 SGK Hóa học 11 nâng cao
5. Giải bài 5 trang 23 SGK Hóa học 11 nâng cao
6. Giải bài 6 trang 23 SGK Hóa học 11 nâng cao
7. Giải bài 7 trang 23 SGK Hóa học 11 nâng cao
8. Giải bài 8 trang 23 SGK Hóa học 11 nâng cao
1. Giải bài 1 trang 23 SGK Hóa 11 nâng cao
Viết các biểu thức tính hằng số phân li axit Ka hoặc hằng số phân li bazơ Kb của các axit và bazơ sau: HClO, BrO-, HNO2, NO2-.
Phương pháp giải
Ta có: \({K_a} = \frac{{[{A^ - }].[{H_3}{O^ + }]}}{{[HA].[{H_2}O]}}\)
Hướng dẫn giải
HClO ⇄ H+ + ClO-
\({K_a} = \frac{{[{H^ + }][Cl{O^ - }]}}{{[HClO]}}\)
BrO- + H2O ⇄ HBrO + OH-
\({K_b} = \frac{{[HBrO][O{H^ - }]}}{{[Br{O^ - }]}}\)
HNO2 ⇄ H+ + NO2-
\({K_a} = \frac{{[{H^ + }][NO_2^ - ]}}{{[HN{O_2}]}}\)
NO2- + H2O ⇄ HNO2 + OH-
\({K_b} = \frac{{[HN{O_2}][O{H^ - }]}}{{[NO_2^ - ]}}\)
2. Giải bài 2 trang 23 SGK Hóa 11 nâng cao
Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?
A. pH > 1,00
B. pH = 1,00
C. [H+] > [NO2-]
D. [H+] < [NO2-]
Phương pháp giải
HNO2 ⇔ H+ + NO2-
[H+] = x = 10-pH
Và x < 0,1 ≈ 10-1⇒ [H+] < 10-1⇒ 10-pH < 10-1⇒ pH > 1
Hướng dẫn giải
Chọn A.
HNO2 ⇔ H+ + NO2-
Trước điện li: 0,1 0 0
Điện li: x x x
Ta có: [H+] = x = 10-pH
Và x < 0,1 ≈ 10-1⇒ [H+] < 10-1⇒ 10-pH < 10-1⇒ pH > 1
3. Giải bài 3 trang 23 SGK Hóa 11 nâng cao
Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng ?
A. pH < 1,00
B. pH > 1,00
C. [H+] = [NO3-]
D. [H+] > [NO3-]
Phương pháp giải
Ta xét phương trình: HNO3 → H+ + NO3-
Hướng dẫn giải
Chọn C.
HNO3 → H+ + NO3-
[H+] = [NO3-] = 0,1M
4. Giải bài 4 trang 23 SGK Hóa 11 nâng cao
Độ điện li α của axit yếu tăng theo độ pha loãng dung dịch. Khi đó giá trị của hằng số phân li axit Ka
A. tăng.
B. giảm.
C. không đổi.
D. có thể tăng, có thể giảm.
Phương pháp giải
Xét công thức K = α2.C
Hướng dẫn giải
Chọn A. Khi pha loãng, độ điện li α tăng ⇒ Ka tăng (K = α2.C)
5. Giải bài 5 trang 23 SGK Hóa 11 nâng cao
a) Hòa tan hoàn toàn 2,4g Mg trong 100,0 ml dung dịch HCl 2,1M. Tính pH của dung dịch thu được.
b) Tính pH của dung dịch thu được sau khi trộn 40,0 ml dung dịch HCl 0,50M với 60,0 ml dung dịch NaOH 0,50M
Phương pháp giải
a) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Số mol HCl dư = ?
HCl dư → H+ + Cl-
b) nHCl = ?, nNaOH = ?
Xét tất cả các phản ứng xảy ra
⇒ nOH- dư = ?
⇒ [OH-] dư = (nOH- dư)/V = ?
Hướng dẫn giải
Câu a: nMg = 2,4/24 = 0,1 mol; nHCl = 0,1.2,1 = 0,21 mol
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Trước phản ứng: 0,1 0,21
Phản ứng: 0,1 0,2
Sau phản ứng: 0 0,01
Số mol HCl dư : (0,21 – 0,2) = 0,01 mol
HCl dư → H+ + Cl-
⇒ [H+]dư = 0,01/0,1 = 0,1 mol/lít ⇒ pH = -lg[H+] = 1
Câu b: nHCl = 0,04.0,5 = 0,02 (mol); nNaOH = 0,06.0,5 = 0,03 (mol)
HCl → H+ + Cl-
0,02 0,02
NaOH → Na+ + OH-
0,03 0,03
H+ + OH- → H2O
Trước phản ứng: 0,02 0,03
Phản ứng: 0,02 0,02
Sau phản ứng: 0 0,01
⇒ nOH--dư = 0,01 mol
⇒ [OH-]dư = (nOH-dư)/V = 0,01/0,1 = 10-1M
⇒ pOH = -lg[OH-] = -lg10-1= 1 ⇒ pH = 13.
6. Giải bài 6 trang 23 SGK Hóa 11 nâng cao
Viết phương trình điện li của các chất sau trong nước: MgSO4, HClO3, H2S, Pb(OH)2, LiOH
Phương pháp giải
Nắm được nguyên tắt viết phương trình điện li
+ Chất điện li mạnh
+ Chất điện li yếu
Hướng dẫn giải
Phương trình điện li:
MgSO4 → Mg2+ + SO42-
Pb(OH)2 ⇄ Pb(OH)+ + OH-
Pb(OH)+ ⇄ Pb2+ + OH-
H2S ⇄ H+ + HS-
HS- ⇄ H+ + S2-
HClO3 → H+ + ClO3-
H2PbO2 ⇄ H+ + HPbO2-
HPbO2- ↔ H+ + PbO22-
LiOH → Li+ + OH-
7. Giải bài 7 trang 23 SGK Hóa 11 nâng cao
Ion nào dưới đây là axit theo thuyết Bron – stêt?
A. SO42-
B. NH4+
C. NO3-
D. SO32-
Phương pháp giải
Thuyết Bronsted: Axit là những chất có khả năng cho proton (ion H+).
Hướng dẫn giải
Chọn B.
NH4+ : NH4+ + H2O ↔ NH3 + H3O+
8. Giải bài 8 trang 23 SGK Hóa 11 nâng cao
Theo thuyết Bron – stêt, ion nào dưới đây là bazơ?
A. Cu2+
B. Fe3+
C. BrO-
D. Ag+
Phương pháp giải
Thuyết Bronsted: Bazo là những chất có khả năng cho ion OH-.
Hướng dẫn giải
Chọn C.
BrO- : BrO- + H2O ↔ HBrO + OH-
9. Giải bài 9 trang 23 SGK Hóa 11 nâng cao
Ion nào sau đây là lưỡng tính theo thuyết Bron – Stêt?
A. Fe2+
B. Al3+
C. HS-
D. Cl-
Phương pháp giải
Thuyết Bronsted: Chất lưỡng tính là những chất vừa có khả năng cho proton H+ , vừa có khả năng nhận proton H+
Hướng dẫn giải
Chọn C.
HS- là ion lưỡng tính.
HS- + H2O ↔ H2S + OH-
HS- + H2O ↔ S2- + H3O+
10. Giải bài 10 trang 23 SGK Hóa 11 nâng cao
Tính nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch HNO20,10M, biết rằng hằng số phân li axit của HNO2 là Ka = 4,0.10-4.
Phương pháp giải
HNO2 ⇔ H+ + NO2-
\(\begin{array}{l}
{K_a} = \frac{{[{H^ + }][N{O_2}^ - ]}}{{[HN{O_2}]}} = {4.10^{ - 4}}\\
\to \frac{{x.x}}{{(0,1 - x)}} = {4.10^{ - 4}}
\end{array}\)
⇒ [H+] = ??
Hướng dẫn giải
Xét 1 lít dung dịch HNO2
HNO2 ⇔ H+ + NO2-
Trước điện li: 0,1 0 0
Điện li x x x
Sau điện li: (0,1-x) x x
Ta có:
\(\begin{array}{l}
{K_a} = \frac{{[{H^ + }][N{O_2}^ - ]}}{{[HN{O_2}]}} = {4.10^{ - 4}}\\
\to \frac{{x.x}}{{(0,1 - x)}} = {4.10^{ - 4}}
\end{array}\)
Vì x << 0,1 ⇒ (0,1 – x) ≈ 0,1 ⇒ x.x = 0,1.4.10-4 = 40.10-6 ⇒ x = 6,32.10-3.
⇒ [H+] = 6,32.10-3 mol/ lít
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 1: Sự điện li
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 2: Phân loại các chất điện li
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 3: Axit, bazơ và muối
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 4: Sự điện li của nước - pH - Chất chỉ thị axit bazo
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 6: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 7: Luyện tập Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li