Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 39: Anken - Danh pháp, cấu trúc và đồng phân

Để giúp các em học sinh học tập thật tốt bộ môn Hóa học 11, eLib xin giới thiệu nội dung giải bài tập SGK nâng cao bên dưới đây. Tài liệu gồm tất cả các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, sẽ giúp các em ôn tập lại kiến thức, cũng cố kĩ năng làm bài hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 39: Anken - Danh pháp, cấu trúc và đồng phân

1. Giải bài 1 trang 158 SGK Hóa 11 nâng cao

Hãy ghi chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [...] ở mỗi câu sau:

a) Anken là hidrocacbon mà phân tử có chứa một liên kết đối C = C    [...]

b) Anken là hidrocacnon có công thức phân tử CnH2n     [...]

c) Anken là hidrocacbon không no có công thức phân tử CnH2n    [...].

d) Anken là hidrocacbon mạch hở mà phân tử có chứa môt liên kết đối C=C     [...].

Phương pháp giải

- Anken là hidrocacbon không no có công thức phân tử CnH2n

- Trong phân tử có 1 liên kết đôi: gồm 1 liên kết σ và 1 liên kết π. Nguyên tử cacbon ở liên kết đôi tham gia 3 liên kết σ nhờ obitan lai hóa sp2, còn liên kết π nhờ obitan p không lai hóa.

Hướng dẫn giải

a) Sai 

b) Sai

c) Đúng

d) Đúng

2. Giải bài 2 trang 158 SGK Hóa 11 nâng cao

Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo chung cho anken. Hãy so sánh thành phần và đặc điểm cấu tạo của anken với ankan và monoxicloankan.

Phương pháp giải

- Công thức chung: CnH2n (n ≥ 2).

- Tên gọi chung là anken hay olefin.

- Công thức đơn giản nhất là etilen (CH2=CH2).

Hướng dẫn giải

- Công thức phân tử anken CnH2n (n ≥ 2)

Công thức cấu tạo chung anken.

So sánh thành phần và đặc điểm cấu tạo của anken với ankan và monoxicloankan.

3. Giải bài 3 trang 158 SGK Hóa 11 nâng cao

Hãy viết công thức cấu tạo các anken sau:

a) pent-2–en

b) 2-metylbut-1-en

c) 2-metylpent-2-en

d) isobutilen

e) 3- metylhex-2-en

f) 2,3-đimetylbut-2-en

Phương pháp giải

Dựa vào tên gọi để viết CTCT của anken

- Chọn mạch chính là mạch C dài nhất có chứa liên kết đôi.

- Đánh số C mạch chính từ phía gần liên kết đôi hơn.

Gọi tên: vị trí nhánh – tên nhánh – tên C mạch chính – vị trí liên kết đôi – en.

Hướng dẫn giải

a) Pent -2-en: CH3-CH=CH-CH2-CH3

b) 2-metylbut-1-en: CH2=C(CH3)-CH3-CH3

c) 2-metylpent-2-en: CH3-C(CH3)=CH-CH2-CH3

d) isobutilen: CH2=C(CH3)2

e) 3- metylhex-2-en: CH3-CH=C(CH3)-CH2-CH2-CH3

f) 2,3-đimetylbut-2-en: CH3-C(CH3)=C(CH3)-CH3

4. Giải bài 4 trang 158 SGK Hóa 11 nâng cao

a) Xiclobutan có phải là đồng phân của các buten hay không, nếu có thì là đồng phân loại gì ?

b) Hãy lấy thí dụ để chứng tỏ rằng số lượng đồng phân của anken nhiều hơn của ankan có cùng nguyên tử C và lí giải vì sao lại như vậy ?

Phương pháp giải

- Đồng phân anken gồm:

+ Đồng phân cấu tạo: Đồng phân vị trí liên kết đôi và đồng phân mạch cacbon

+ Đồng phân hình học

Hướng dẫn giải

a) Xiclobutan là đồng phân của các buten, thuộc loại đồng phân cấu tạo khác nhau về bản chất nhóm chức.

b) Anken có số lượng đồng phân nhiều hơn akan có cùng số nguyên tử cacbon vì ngoài đồng phân mạch cacbon các anken còn có đồng phân vị trí liên kết đôi.

Ví dụ: C4H10 có hai đồng phân

CH3-CH2-CH2-CH3

CH3-CH(CH3)-CH3

C4H8 có bốn đồng phân:

CH2=CH-CH2-CH3

CH3-CH=CH-CH3

CH2=C(CH3)2 và CH3-CH=CH-CH3 có đồng phân cis-trans.

5. Giải bài 5 trang 158 SGK Hóa 11 nâng cao

a) Vì sao but-2-en có 2 dạng cis và trans còn but -1-en thì không?

b) Có cả thảy 6 penten đồng phân, hãy viết công thức, gọi tên và nói rõ chúng thuộc những loại đồng phân nào?

Phương pháp giải

Cần biết điều kiện để có đồng phân hình học là: “hai nhóm thế đính vào cùng một cacbon ở nối đôi phải khác nhau”.

Hướng dẫn giải

Câu a: But -2-en có 2 dạng cis và trans còn but -1-en thì không, do cấu tạo của but – 2-en thỏa điều kiện tồn tại đồng phân cis – trans.

- Có chứa nối đôi C=C.

- Mỗi nguyên tử C mang liên kết đôi gắn với hai nhóm nguyên tử khác nhau.

Câu b: C5H10 có 6 đồng phân là:

CH2=CH-CH2-CH2-CH3

CH3-CH=CH-CH2-CH3

CH2=C(CH3)-CH2-CH3

CH3-C(CH3)=CH-CH3

CH3-C(CH3)-CH=CH2

CH3-CH=CH-CH2-CH3 có đồng phân cis-trans.

Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM