Soạn văn lớp 11 đầy đủ
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu soạn văn lớp 11
- Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; Giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,... Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời. Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
- Hệ thống bài soạn môn Ngữ văn lớp 11 được eLib soạn theo hệ thống hóa những kiến thức theo chương trình SGK môn Ngữ văn. Bài soạn Ngữ văn 11 được soạn đầy đủ, tóm tắt, siêu ngắn ở cả ba phần soạn văn, soạn tiếng Việt và soạn tập làm văn gồm có 90 bài học được phân bố theo 34 tuần học. Các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Hướng dẫn soạn hiệu quả văn lớp 11
2.1. Đọc kĩ văn bản, ngữ liệu, đề bài
- Đối với phần soạn văn, HS cần phải biết phần này sinh ra nhằm mục đích kiểm tra năng lực đọc và hiểu của người đọc. Các em cần đọc kĩ ngữ liệu để nắm được nội dung chủ đề. Có thể lý giải được những vấn đề đặt ra trong văn bản và bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề. Các em cũng cần nắm chắc kiến thức về tiếng Việt và làm văn để vận dụng vào việc đọc hiểu sâu sắc văn bản.
- Đối với phần soạn tiếng Việt, học sinh cần đọc kĩ những ngữ liệu và bài tập ở phần luyện tập trong sách giáo khoa, để hoàn thành được những yêu cầu từ ngữ liệu và bài tập thì học sinh cần ôn kĩ các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt, các phép tu từ, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật để nhận diện và soạn tốt bài tiếng Việt.
- Đối với phần soạn tập làm văn học sinh cần nắm rõ đề yêu cầu gì, để từ đó lập dàn ý cho bài văn của mình. Khi tiến hành viết bài hoc sinh nên vận dụng cả những kiến thức về tiếng Việt và đọc hiểu trong bài văn của mình. Phần tập làm văn có nhiều dạng, các em cần đọc kĩ đề bài để nhận biết nó thuộc dạng nào.
2.2. Trả lời ngắn gọn, tránh lan man
- Đối với phần soạn văn các em cần trả lời các câu hỏi đặt ra một cách ngắn gọn, đúng trọng tâm, tránh lan man dài dòng. Trong một đề có 4 câu hỏi thì mức độ khó sẽ chia đều ra: Nhận biết - thông hiểu – vận dụng. Để trả lời được những câu hỏi này học sinh cần trang bị cho mình các thao tác đọc và nhận diện, tìm kiếm và suy nghĩ về vấn đề trong đoạn trích hoặc văn bản, kết nối được cảm nhận, cảm xúc, suy nghĩ của người đọc với tác giả.
- Đối với phần soạn tiếng Việt, các em cần trả lời câu hỏi từ ngữ liệu, có thể gạch ý hoặc viết đoạn văn cho câu trả lời
- Đối với phần soạn tập làm văn, các em cần tiến hành lập dàn ý trước khi viết bài, các em cần phân biệt giữa nghị luận xã hội và nghị luận văn học:
+ Khác với văn nghị luận xã hội ở chương trình ngữ văn lớp 10, bước sang lớp 11, yêu cầu về kiến thức cũng như phương pháp làm dạng bài này đã có những đòi hỏi nhất định. Trong năm học này, văn nghị luận đã yêu cầu kết hợp với các thao tác khác nhau như lập luận so sánh, phân tích, lập luận bác bỏ và phải có những dẫn chứng xác thực nhất. Các em có thể sử dụng phương pháp lập luận bình luận, bác bỏ, phương pháp lập luận phân tích, so sánh, chứng minh. Đồng thời để làm được đề văn này, trong chương trình lớp 11, yêu cầu học sinh phải biết định nghĩa, cách sử dụng của các phương pháp trên để vận dụng kết hợp tối đa vào bài làm. Chỉ như vậy, bài viết mới trở nên xác thực và thuyết phục nhất với người đọc.
+ Đối với phần nghị luận văn học các em phải nắm thật chắc về nội dung của tác phẩm mà các em sẽ viết bài văn. Bài viết được viết theo bố cục ba phần rõ ràng: Mở bài, thân bài, kết bài. Đồng thời, để tránh nhầm lẫn các em cần phải xác định được đề bài thuộc dạng nào, đối với nghị luận văn học thì có hai dạng như sau: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ và nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
2.3. Tìm hiểu sâu những chi tiết nghệ thuật trong ngữ liệu, đề bài
- Câu nghị luận văn học trong đề thi Ngữ văn luôn là thách thức lớn đối với mọi học sinh, vừa đòi hỏi sự sâu chuỗi những giá trị của tác phẩm với kiến thức lý luận văn học, vừa đòi hỏi sự thấu hiểu ở cả nội dung và nghệ thuật thể hiện của tác phẩm đó. Các em cần ôn lại nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm trong SGK Ngữ văn 11. Nắm được ý chính, chủ đề của tác phẩm. Đối với văn xuôi phải thuộc dẫn chứng, nội dung bài; thơ thì phải thuộc bài, nét nghệ thuật đặc sắc từng bài thơ.
- Thường xuyên đọc văn và bài văn mẫu để tăng vốn từ vựng. Thường xuyên làm văn để luyện viết. Đồng thời, HS cần nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm. Tìm hiểu sâu những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong mỗi tác phẩm. Rèn luyện kĩ năng so sánh, liên hệ. Có khả năng đánh giá, bình luận về vấn đề.
3. Những lưu ý khi soạn văn lớp 11
3.1. Soạn văn
- Khác với phần soạn tiếng Việt và tập làm văn, đối với phần soạn văn, học sinh cần phải tập trung đọc kĩ những văn bản đọc hiểu trong sách giáo khoa, để từ đó các em sẽ tiến hành trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa từ văn bản đã đưa ra. Các em có thể trả lời câu hỏi bằng cách gạch ý hoặc viết những đoạn văn ngắn. Đồng thời, để câu trả lời thuyết phục hơn các em có thể vận dụng những thao tác lập luận mà đã được học ở phần tiếng Việt và tập làm văn. Chẳng hạn như lập luận so sánh, phân tích, lập luận bác bỏ nhưng phải có những dẫn chứng xác thực nhất:
+ Phương pháp lập luận bình luận, bác bỏ:
-
Bác bỏ: Đây là phương pháp đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng khoa học để phủ nhận, bác bỏ ý kiến, quan điểm thiếu chính xác. Từ đó nêu được ý kiến, quan điểm của mình để thuyết phục người nghe.
-
Bình luận: Bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề
+ Phương pháp lập luận phân tích, so sánh, chứng minh:
-
Phân tích: Là phương pháp chia đồi tượng thành nhiều yếu tố để xem xét một cách toàn diện về nội dung và hình thức
-
Chứng minh: Dùng những dẫn chứng đã được thừa nhận để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
-
So sánh: Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu bằng cách đặt trong mối tương quan với các đối tượng khác.
3.2. Soạn tiếng Việt
- Phần soạn tiếng Việt các em cần phải tìm hiểu kĩ ngữ liệu đã cho từ sách giáo khoa, từ đó các em sẽ vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành. Bên cạnh đó các em cũng phải hoàn thành cả những bài tập ở phần luyện tập. Thường thì những bài tiếng Việt sẽ yêu cầu các em vận dụng những kiến thức cũ để tiếp cận kiến thức mới. Chẳng hạn như bài "Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu" các em sẽ tiếp cận bài này dựa trên cơ sở về kiến thức đã học của các bộ phận trong câu bao gồm những bộ phận nào? Để soạn tốt phần tiếng Việt các em cần phải nắm được và hệ thống hóa những kiến thức đã học ở trước.
3.3. Soạn tập làm văn
- Đối với phần này các em cần lưu ý nó khác với phần soạn văn và soạn tiếng Việt, khi vào viết một bài văn các em phải có bước lập dàn ý cho bài văn của mình (cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học):
+ Đối với phần nghị luận văn học, để làm bài tốt, cô Nguyễn Thị Tuấn Anh cũng cho rằng: HS cần nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm. Tìm hiểu sâu những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong mỗi tác phẩm. Rèn luyện kĩ năng so sánh, liên hệ. Có khả năng đánh giá, bình luận về vấn đề. Với đề văn nghị luận văn học thường là nghị luận về một đoạn thơ/bài thơ (nhất là nghị luận về một đoạn trích thơ); Nghị luận về một đoạn trích/tác phẩm văn xuôi (nghị luận về một đoạn trích /nhân vật/chi tiết/tình huống truyện…); Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học; Nghị luận về một khía cạnh nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học. Để đạt kết quả tốt nhất ở câu nghị luận văn học, trong quá trình ôn tập, HS cần biết nhóm các tác phẩm (cả khía cạnh nội dung tác phẩm) theo đề tài, chủ đề, giai đoạn văn học, theo tác giả, khuynh hướng (lãng mạn, hiện thực, sử thi...), trào lưu, theo thể loại (trữ tình - tự sự - kịch - nghị luận)... Nghị luận văn học là dạng câu hỏi chiếm số điểm cao ( 6-8 điểm ) trong cấu trúc đề thi. Trong chương trình văn lớp 11, học sinh cần nắm vững kiến thức về một số tác phẩm văn học tiêu biểu như: Đây thôn vĩ dạ, hầu trời, vội vàng, trường giang, tôi yêu em,…Sau khi nắm được nội dung các tác phẩm đã học, các em nên vận dụng làm bài văn nghị luận văn học theo các bước sau:
+ Bước 1: Tìm hiểu đề:
- Tìm ra vấn đề cần giải quyết, xác định luận đề
- Xác định kiểu nghị luận mà đề bài yêu cầu
- Lựa chọn các thao tác nghị luận cần sử dụng
+ Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý:
- Tìm ý: Xác định giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm? Tư tưởng chủ đạo? Thông điệp của tác phẩm là gì?
- Lập dàn ý:
Mở bài: giới thiệu về tác giả, khái quát tác phẩm.
Thân bài:
-
Nêu luận điểm 1 suy ra luận cứ 1, 2,…
-
Nêu luận điểm 2 suy ra luận cứ 1,2,…
-
Nhận định, đánh giá chung về giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Kết bài: Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật. Đồng thời đưa ra quan điểm của cá nhân.
+ Lưu ý: Nghị luận văn học có 2 dạng chính: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ và nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
=> Học sinh nên tuân thủ các bước trên để làm bài văn nghị luận một cách đầy đủ và chân thực nhất, tránh các lỗi căn bản về bố cục và lỗi chính tả.
+ Đối với phần Nghị luận xã hội, cô Nguyễn Thị Tuấn Anh cho biết: Thông thường đề yêu cầu HS viết đoạn, không viết thành bài, dung lượng từ 2/3 đến 1 trang giấy thi. Đoạn văn phải đầy đủ các phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Vấn đề nghị luận được lấy từ văn bản phần đọc hiểu nên phải đọc kĩ và hiểu thấu đáo văn bản đọc hiểu. Trong đề thi, đối với câu viết đoạn, thí sinh cần nắm được các dạng đoạn văn thường gặp như nghị luận về một đạo lý, hiện tượng xã hội, thông điệp rút ra từ văn bản đọc hiểu. Chẳng hạn, đối với đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống (xã hội), thí sinh chỉ cần trả lời những câu hỏi sau: Vấn đề đó đang diễn ra như thế nào? Nó ảnh hưởng tốt hay xấu đến đời sống, xã hội? Nguyên nhân của vấn đề là gì? Kết quả hoặc hậu quả của vấn đề? Có cách nào để cải thiện hoặc phát triển thêm hay không? Đối với đoạn văn nghị luận về một thông điệp gợi ra từ ngữ liệu (đoạn trích) phần đọc hiểu, học sinh cần lựa chọn thông điệp trước khi bàn luận. Mà trong một ngữ liệu (đoạn trích) phần đọc hiểu có thể có nhiều thông điệp. Do vậy, học sinh cần giải thích ngắn gọn: Dựa trên cơ sở nào mà chọn thông điệp đó, tiếp đó trả lời câu hỏi Tại sao? Nếu ngược lại thì như thế nào? và rút ra bài học cho bản thân.
Tham khảo thêm
- doc
Soạn bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn đầy đủ
- doc
Soạn bài Ôn tập phần văn học đầy đủ
- doc
Soạn bài Tình yêu và thù hận đầy đủ
- doc
Soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản đầy đủ
- doc
Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài đầy đủ
- doc
Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn đầy đủ
- doc
Soạn bài Luyện tập viết bản tin đầy đủ
- doc
Soạn bài Tinh thần thể dục đầy đủ
- doc
Soạn bài Vi hành đầy đủ
- doc
Soạn bài Cha con nghĩa nặng đầy đủ