Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn NL Ngữ văn 11 đầy đủ

Mời các em cùng tham khảo bài soạn văn đưới đây, nội dung bài soạn được soạn một cách đầy đủ và chi tiết theo từng câu hỏi hướng dẫn bài học trong SGK. Mong rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ các em học tập hiệu quả. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn NL Ngữ văn 11 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 23 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

  • Đề 1 thuộc dạng đề có định hướng cụ thể.
  • Đề 2 và 3 là những dạng đề mở, yêu cầu người viết phải tự tìm tòi và xác định hướng triển khai.

2. Soạn câu 2 trang 23 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

  • Đề 1: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
  • Đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II.
  • Đề 3: Một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.

3. Soạn câu 3 trang 23 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Phạm vi, giới hạn của bài viết:

  • Đề 1: Dẫn chứng thuộc lĩnh vực đời sống xã hội.
  • Đề 2: Dẫn chứng chủ yếu trong bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương.
  • Đề 3: Dẫn chứng chủ yếu trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến.

4. Soạn câu luyện tập trang 24 SGK Ngữ văn 1 đầy đủ

Đề 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)

Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực trong đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" (Trích "Thượng kinh kí sự" của Lê Hữu Trác).

Gợi ý làm bài

1. Phân tích đề:

  • Đây là dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.
  • Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
  • Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ.
  • Phạm vi dẫn chứng: văn bản Vào phủ chúa Trịnh là chủ yếu.

2. Lập dàn ý

a. Mở bài

Giới thiệu văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác

b. Thân bài

- Cuộc sống giàu sang, xa xỉ, thừa thãi, những lễ nghi rườm rà của chúa Trịnh:

  • Cây cối um tùm, chim hót líu lo.
  • Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Toàn được son son, dát vàng
  • Lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng
  • Đồ ăn toàn của ngon vật lạ
  • Quan lính, kẻ hầu, người hạ tấp nập…
  • Phủ chúa uy nghi, xa xỉ hơn cung vua…
  • Vào phủ chúa phải đi qua nhiều cửa, qua nhiều dãy hành lang quanh co…

- Bức chân dung thế tử Trịnh Cán

  • Là một cậu bé 5, 6 tuổi
  • Vây quanh cậu bé bao nhiêu là gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,…
  • Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ, thái y đứng gần hoặc chực ở xa.

-Thái độ và dự cảm của tác giả

  • Dửng dưng trước cuộc sống giàu sang, xa hoa, thừa thãi của phủ chúa.
  • Phê phán cuộc sống xa xỉ đó.
  • Việc khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán thể hiện sự tận tâm, nhân cách của người thầy thuốc…
  • Tác giả nhìn thấy trong sự xa hoa nơi phủ chúa có sự tàn tạ, lụi tàn…

c. Kết bài

  • Nêu nhận xét của mình về giá trị của đoạn trích

Đề 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)

Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua hai bài thơ Nôm "Bánh trôi nước" và "Tự tình II".

Gợi ý làm bài

1. Phân tích đề

  • Vấn đề cần nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương.
  • Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với bình luận.
  • Phạm vi dẫn chứng là những từ ngữ giản dị, thuần Việt, những câu thơ sáng tạo, thành ngữ, ca dao trong hai bài thơ.
  • Thao tác nghị luận là phân tích, cảm nghĩ, khái quát.

2. Lập dàn ý

a. Mở bài

 Giới thiệu bài thơ “Tự tình” hoặc “Bánh trôi nước” cùng tài năng của Hồ Xuân Hương

b. Thân bài

Tài năng sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương được thể hiện qua:

- Sử dụng thơ Nôm một cách nhuần nhuyễn.

- Sử dụng các từ ngữ thuần Việt:

  • Bánh trôi nước: Trầu hôi, quệt, vôi, xanh, lá, vôi, của, ...
  • Tự tình II: Trống canh, dồn, trơ, xế, xiên, đâm toạc, hòn...

- Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu: “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám – Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”.

- Sử dụng câu so sánh: Xanh như lá, bạc như vôi”.

c. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của mình về tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ đó.

Ngày:16/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM