Soạn bài Chữ người tử tù Ngữ văn 11 đầy đủ
Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có thể cảm nhận được hình tượng Huấn Cao, đây là nhân vật có tài năng viết chữ rất đẹp, có tâm trong sáng, khí phách hiên ngang bất khuất. Đồng thời, tài liệu dưới đây còn giúp các em hiểu thêm về sự bất tử của cái đẹp, lòng yêu nước thầm kín của tác giả. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Soạn câu 1 trang 114 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân đối với việc thể hiện tính cách nhân vật, kịch tính truyện như sau:
- Viên quản ngục - kẻ đại diện cho quyền lực, nhưng lại khát khao cái đẹp, say mê cái đẹp.
- Huấn Cao - người tử tù có tài viết chữ đẹp, chống lại triều đình phong kiến, đại diện cho cái đẹp.
- Xét trên bình diện xã hội: Họ là những kẻ đối nghịch.
- Xét trên bình diện nghệ thuật: Họ là tri âm, tri kỉ, yêu cái đẹp.
-> Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn: Mối quan hệ éo le, đầy trớ trêu giữa hai con người tri âm, tri kỉ.
- Ý nghĩa: Làm nổi bật hình tượng nhân vật Huấn Cao và tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục. Đồng thời, góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
2. Soạn câu 2 trang 114 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao trong truyện ngắn "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân:
- Vẻ đẹp tài hoa
+ Qua lời nói:
- Của quản ngục với thơ lại: người mà khắp vùng … rất đẹp đó không?
- Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm.
- Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở đời.
- Nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời con người.
+ Qua thái độ và hành động: quản ngục liều chết biệt nhỡn Huấn Cao (nói năng lễ phép, đãi Huấn Cao rượu thịt), từng bước bày tỏ khát vọng xin chữ.
- Vẻ đẹp khí phách:
+ Lý tưởng sống cao cả: dám phất cờ dấy binh chống lại triều đình, hi sinh hạnh phúc riêng vì sự nghiệp lớn đi tù và chịu án tử hình.
+ Tư thế, hành động:
- Có tài bẻ khóa vượt ngục è vào tù ra tội, từng trải.
- Ung dung, đường hoàng.
=> Vẻ đẹp của Huấn Cao là vẻ đẹp của khí phách bất khuất, anh hùng. Đó là hình mẫu tiêu biểu đẹp đẽ của bậc hào kiệt “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”.
- Vẻ đẹp thiên lương:
+ Thiên lương tự tỏa sáng từ con người Huấn Cao:
- Tỏ rõ thái độ lạnh lùng, kiêu bạc, thậm chí coi thường những trò “tiểu nhân thị oai” của bọn lính lệ cũng như hành động kì lạ của viên quản ngục.
- Sau khi hiểu tấm lòng của quản ngục: “mỉm cười với thầy thơ lại” -> chân thành, cởi mở; “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
=> Câu nói vừa thoáng một chút ân hận vì đã đối xử khinh bạc với quản ngục, lại vừa rưng rưng niềm cảm động.
+ Thiên lương có khả năng làm bừng sáng vẻ đẹp của người khác:
- Lời khuyên với quản ngục: Ở đây lẫn lộn … mất cái đời lương thiện đi -> Lời khuyên khuyến khích con người hướng thiện.
=> Bằng chứng rõ nhất về khả năng cảm hóa và làm bừng sáng thiên lương ở người khác của nhân vật Huấn Cao. Điều mà con người này ban tặng cho cuộc đời không chỉ là cái đẹp của nghệ thuật thư pháp mà còn là khả năng cứu rỗi những cuộc đời khác. Huấn Cao là người vừa có tài vừa có tâm, bất khuất trước cái ác cái xấu nhưng mềm lòng trước cái thiện, cái đẹp.
- Quan niệm thẩm mĩ và thái độ của nhà văn:
+ Quan niệm thẩm mĩ:
- Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau.
- Một nhân cách đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa cái tâm và cái tài.
+ Thái độ của nhà văn: Yêu mến, ca ngợi Huấn Cao, tiếc nuối những người như ông Huấn.
3. Soạn câu 3 trang 114 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
Nhân vật viên quản ngục có những phẩm chất như sau:
- Là người làm nghệ quản ngục nhưng lại có thú vui thanh cao, tao nhã - thú chơi chữ.
- Là người biết trân trọng những giá trị con người (hành động “biệt đãi” người tài như Huấn Cao).
- Sở nguyện thanh cao muốn có chữ của Huấn Cao treo bất chấp nguy hiểm, thái độ hiên ngang bất khuất, coi thường cái chết và tiền bạc.
- Diễn biến nội tâm, hành động cách ứng xử của viên quản ngục cho thấy nhân cách đẹp, một “tấm lòng trong thiên hạ” tri kỉ, tri âm.
- “Một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ".
=> Quản ngục người biết giữ “thiên lương” biết trân trọng giá trị, tài năng, người có tâm hồn nghệ sĩ, yêu cái đẹp.
4. Soạn câu 4 trang 114 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao:
- Cảnh cho chữ diễn ra trong khung cảnh:
+ Thời gian: vào một đêm ở trại giam tỉnh Sơn.
+ Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.
+ Ánh sáng: bó đuốc tẩm dầu đỏ rực, vuông lụa trắng tinh.
- Con người:
+ Huấn Cao: cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên vuông lụa trắng tinh.
+ Quản ngục: khúm núm, cất những đồng tiền.
+ Thơ lại: run run bưng chậu mực.
- Đó là cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
+ Cảnh cho chữ không diễn ra ở thư phòng sạch sẽ mà lại diễn ra trong ngục tối chật hẹp, bẩn thỉu và ẩm ướt.
+ Người nghệ sĩ sáng tạo: cổ đeo gông, chân vướng xiềng, kẻ tử tù đại nghịch, sắp phải rơi đầu.
+ Tử tù ở tư thế bên trên oai phong, uy nghi, ngược lại với kẻ đại diện cho quyền thế (quản ngục, thơ lại) thì khúm núm, run run.
=> Trong chốn ngục tù ấy, cái đẹp, cái thiện và cái cao cả đã chiến thắng và tỏa sáng. Đây là việc làm của kẻ tri âm, tri kỉ, của một tấm lòng với một tấm lòng. Cái tâm đang điều khiển cái tài, cái tài đang hòa vào nhau để sáng tạo cái đẹp.
5. Soạn câu 5 trang 114 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
Nhận xét về bút pháp xây dựng nhân vật, bút pháp miêu tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong truyện ngắn "Chữ người tử tù":
- Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước => bút pháp lí tưởng hóa cảm cảm hứng lãng mạn.
- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo.
- Tạo không khí cổ kính, trang trọng: sử dụng nhiều từ Hán Việt, từ cổ.
- Sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình => sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, tính cách và hoàn cảnh.
6. Soạn câu luyện tập trang 115 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của bản thân về nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn "Chữ người tử tù": Huấn Cao được biết đến là một người có tài năng "viết chữ rất nhanh và rất đẹp", với tài năng này của Huấn Cao đã lan ra khắp một vùng tỉnh Sơn, ai nấy cũng đều biết và ngưỡng mộ, trầm trồ, thậm chí còn đến tai cả những người như quản ngục và thơ lại, khiến họ cũng phải trầm trồ và dè dặt. Quả thực, tiếng lành đồn xa, tài viết chữ của Huấn Cao vốn đã thành danh bất hư truyền. Thú chơi chữ mà Huấn Cao say mê là một trong những nhã thú thanh cao của cổ nhân, là biểu trưng cho văn hóa cổ truyền dân tộc, rất đáng được trân trọng. Những con chữ tượng hình nói lên nhân cách phẩm giá và chí khí của con người. Chính quản ngục cũng phải cảm khái: "Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm, có được chữ ông treo trong nhà là một vật báu ở đời”. Trong một xã hội mà Đông Tây bát nháo, cái cũ thì chưa suy hẳn mà cái mới thì chưa kịp thay thế hết, Nguyễn Tuân là một nhà nho mang tâm thế bất hòa, bất mãn, bất lực với thực tại, xây dựng nhân vật với một tài năng siêu việt về thú chơi cổ truyền như một cách để nhà văn bày tỏ những tiếc nuối về một quá khứ vàng son đã qua nay chỉ còn vang bóng, qua đó ông bày tỏ sự chối bỏ thực tại, ông khao khát trở về một thời quá khứ vàng son, rực rỡ.
Tham khảo thêm
- docx Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh Ngữ Văn 11 đầy đủ
- docx Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân đầy đủ
- docx Soạn bài Tự tình 2 Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Câu cá mùa thu Ngữ Văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn NL Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thao tác lập luận, phân tích đầy đủ
- doc Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thương vợ Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Khóc Dương Khuê Ngữ Văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Vịnh khoa thi Hương Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân tiếp theo Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Bài ca ngất ngưởng Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Lẽ ghét thương Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài đọc thêm Chạy giặc Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài đọc thêm Bài ca phong cảnh Hương Sơn Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác giả) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác phẩm) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Chiếu cầu hiền Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thao tác lập luận so sánh Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Khái quát quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Hai đứa trẻ Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Ngữ cảnh Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Chí Phèo (phần tác giả) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Chí Phèo (phần tác phẩm) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Bản tin Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Cha con nghĩa nặng Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Vi hành Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Tinh thần thể dục Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập viết bản tin Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Tình yêu và thù hận Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập phần văn học Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11 đầy đủ