Soạn bài Hai đứa trẻ Ngữ văn 11 đầy đủ
Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được đời sống của những người dân ngèo khổ nơi phố huyện tối tăm, tù túng nhưng họ vẫn tin vào tương lai tươi sáng, khao khát một hạnh phúc đủ đầy hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Soạn câu 1 trang 101 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
2. Soạn câu 2 trang 101 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
3. Soạn câu 3 trang 101 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
4. Soạn câu 4 trang 101 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
5. Soạn câu 5 trang 101 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
6. Soạn câu 6 trang 101 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
1. Soạn câu 1 trang 101 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
Phân tích thời gian và không gian trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam:
- Thời gian: Từ buổi chiều tàn cho tới lúc đoàn tàu đi qua phố huyện đêm.
- Không gian trong tác phẩm là khung cảnh nơi một phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám. Xung quanh là cánh đồng và xóm làng. Gần bờ sông. Có đường sắt chạy qua, có một ga tàu. Chiều hè tiếng ếch nhái râm ran. Đêm xuống, phố vắng, tối im lìm. Rất ít đèn.
- Ngoài ra, trong truyện còn đề cập đến không gian hồi tưởng của chị em Liên - đó là không gian cuộc sống gia đình Liên và An lúc còn ở Hà Nội; và không gian mơ tưởng - Hà Nội xa xăm, tấp nập, huyên náo, sáng rực và hạnh phúc.
2. Soạn câu 2 trang 101 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
Thạch Lam đã miêu tả cuộc sống và hình ảnh người dân phố huyện trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" như sau:
- Những kiếp người tàn nơi phố huyện được miêu tả chân thực:
+ Chị Tí ban ngày mò cua bắt ốc, tối dọn hàng nước, thắp ngọn đèn dầu leo lét (cũng chả kiếm được bao nhiêu).
+ Gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau để trước mặt, góp tiếng bằng tiếng đàn bầu bật trong yên lặng.
+ Bà cụ Thi điên nghiện rượu, có tiếng cười khanh khách, ghê sợ, xiêu vẹo như bóng ma.
- Chị em Liên được miêu tả kĩ hơn:
+ Thầy Liên mất việc, gia đình phải chuyển về quê, mẹ Liên dọn cửa hàng tạp hóa để hai chị em bán thêm.
+ Liên thương những đứa trẻ nghèo và suy nghĩ về gánh phở của bác Siêu như món quà xa xỉ.
+ Cuộc sống khó khăn, eo hẹp của gia đình Liên.
=> Tất cả chung sự buồn chán, mệt mỏi, cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán lặp đi lặp lại một cách đơn điệu và quẩn quanh đáng xót thương. Mặc dù thế họ vẫn hi vọng dù rất mơ hồ rằng cuộc sống của họ có sự thay đổi, niềm xót thương của tác giả dâng lên thể hiện kín đáo.
3. Soạn câu 3 trang 101 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
- Phân tích tâm trạng của Liên Và An trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện:
+ Trước khung cảnh thiên nhiên:
- Chị em Liên cảm nhận buổi chiều quê bằng những cảm giác rất riêng, vừa buồn, vừa gắn bó.
- Liên cảm thấy: “lòng buồn man mác trước cái thời khắc của ngày tàn”.
- Cô cảm nhận được cả “cái mùi riêng của đất của quê hương này”.
+ Khi phố huyện khi đêm xuống: Liên và An lặng lẽ ngắm bầu trời lúc về đêm: “Qua khẽ lá bàng ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy.. rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.
+ An và Liên lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra nơi phố huyện và xót xa cảm thông, chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi, sống lay lắt trong bóng tối của cơ cực, nghèo đói, tù đọng trong bóng tối của họ.
=> Nỗi buồn cùng bóng tối tràn ngập trong đôi mắt Liên, nhưng trong tâm hồn cô bé vẫn dành cho cho một mong ước, sự đợi chờ trong đêm: Chuyến tàu đêm qua.
4. Soạn câu 4 trang 101 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
Phân tích hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện và nhận xét tâm trạng của chị em Liên khi đoàn tàu đi qua:
- Hình ảnh đoàn tàu đêm xuất hiện trong sự chờ đợi háo hức của chị em Liên:
+ Liên “buồn ngủ ríu cả mắt” vẫn cố chờ chuyến tàu đêm, An dặn chị gọi dậy khi có đoàn tàu đi qua.
+ Hai chị em cố thức không phải để bán hàng mà “muốn được nhìn chuyến tàu”.
+ Con tàu với chị em Liên chính là thế giới khác.
-> Tác giả tập trung miêu tả tỉ mỉ, kỹ lưỡng theo trình tự thời gian, tâm trạng chờ mong của nhân vật Liên và An.
- Ý nghĩa của chuyến tàu đêm đối với người dân phố huyện nghèo khổ:
+ Biểu tượng của sự sống mạnh mẽ, giàu sang, rực rỡ ánh sáng.
+ Chuyến tàu gợi nhớ kỉ niệm đẹp đẽ, no đủ của chị em Liên khi thầy chưa mất việc.
+ Người dân phố huyện chấm dứt hoạt động khi chuyến tàu đêm đi qua.
=> Thông qua tâm trạng đợi tàu của Liên tác giả muốn lay tỉnh những con người đang sống nhàm chán, quẩn quanh.
5. Soạn câu 5 trang 101 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ":
- Nghệ thuật miêu tả:
+ Tả cảnh, tả người hay kể chuyện thì tác giả đều chọn lọc tạo những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật lên nội dung của tác phẩm: miêu tả sự biến cảnh vật trong tác phẩm.
+ Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế và sâu sắc.
+ Nghệ thuật đối lập, tương phản (lấy ánh sáng để tả bóng tối, lấy động tả tĩnh).
- Giọng điệu nhẹ nhàng tâm tình, thủ thỉ. Câu văn thanh nhẹ, trong sáng, giàu hình ảnh và gợi cảm.
6. Soạn câu 6 trang 101 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
- Qua truyện ngắn "Hai đứa trẻ" Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng sau: thể hiện niềm cảm thương của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám. Đồng thời Thạch Lam cũng thể hiện sự trân trọng đối với những mong ước nhỏ bé, bình dị của họ: “Chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”.
7. Soạn câu 1 luyện tập trang 101 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
Nhận xét những chi tiết gây ấn tượng đối với bản thân trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam:
- Nhân vật ấn tượng nhất: bà cụ Thi điên: Xuất hiện chớp nhoáng nhưng dường như là sự báo hiệu cho kết cục của cuộc sống luẩn quẩn, bế tắc nơi phố huyện, báo hiệu cho chính tương lai của Liên.
- Chi tiết nghệ thuật: Đoàn tàu đêm chạy qua phố huyện: Hình ảnh đoàn tàu mang tính biểu tượng sâu sắc, thể hiện khát khao về cuộc sống tươi sáng của nhân vật Liên, thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
=> Là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm. Là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống: giàu sang, nhộn nhịp, đầy ánh sáng nó khác hẳn cuộc sống mỏi mòn, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện.
8. Soạn câu 2 luyện tập trang 101 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
Phân tích nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam thể hiện qua truyện ngắn "Hai đứa trẻ":
- Tác phẩm vừa đậm đà yếu tố hiện thực, vừa phảng phất chất lãng mạn, thơ ca.
- Tiêu biểu cho loại truyện tâm tình của Thạch Lam (cái tình người chân chất, nhẹ nhàng, thấm sâu khắp truyện, tập trung tới thế giới nội tâm nhân vật, lối kể chuyện thủ thỉ như tâm sự với người đọc).
- Ngôn ngữ mộc mạc, giàu tính biểu cảm.
- Nghệ thuật miêu tả đặc sắc: tả cảnh, miêu tả tâm lí nhân vật.
Tham khảo thêm
- docx Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh Ngữ Văn 11 đầy đủ
- docx Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân đầy đủ
- docx Soạn bài Tự tình 2 Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Câu cá mùa thu Ngữ Văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn NL Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thao tác lập luận, phân tích đầy đủ
- doc Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thương vợ Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Khóc Dương Khuê Ngữ Văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Vịnh khoa thi Hương Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân tiếp theo Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Bài ca ngất ngưởng Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Lẽ ghét thương Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài đọc thêm Chạy giặc Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài đọc thêm Bài ca phong cảnh Hương Sơn Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác giả) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (phần tác phẩm) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Chiếu cầu hiền Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thao tác lập luận so sánh Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Khái quát quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Ngữ cảnh Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Chữ người tử tù Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Chí Phèo (phần tác giả) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Chí Phèo (phần tác phẩm) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Bản tin Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Cha con nghĩa nặng Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Vi hành Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Tinh thần thể dục Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập viết bản tin Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Tình yêu và thù hận Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập phần văn học Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11 đầy đủ