Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường

eLib giới thiệu đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường được biên soạn và tổng hợp đầy đủ giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường

1. Giải bài 3 trang 109 SBT Sinh học 9

Ô nhiễm môi trường là gì? Các tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường?

Phương pháp giải

- Xem khái niệm ô nhiễm môi trường.

- Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường:

+ Ô nhiễm do các chất thải.

+ Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật.

+ Ô nhiễm do các chất thải rắn.

+ Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.

Hướng dẫn giải

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.

- Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường: Trong tự nhiên, một số hiện tượng của tự nhiên cũng gây ô nhiễm môi trường như núi lửa phun nham thạch cùng khói và bụi vào môi trường, cháy rừng, động đất, gió bão, lũ lụt và sóng thần cũng gây ra những hậu quả ảnh hưởng xấu tới môi trường. Tuy nhiên, hoạt động của con người là tác nhân chủ yếu gây ô nhiêm mỏi trường đất, nước và không khí:

+ Ô nhiễm do các chất thải (khí cacbon ôxit, lưu huỳnh điôxit, khí cacbônic, khí nitơ điôxit, bụi...) từ hoạt động công nghiệp (sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hoá chất...) và sinh hoạt (nấu nướng, sử dụng phương tiện giao thông có động cơ...).

+ Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây bệnh) và chất độc hoá học. Các chất độc hại này theo nước mưa ngấm xuống đất, chảy vào ao hồ, sông suối và một phần bốc hơi phát tán vào trong không khí.

+ Ô nhiễm do các chất phóng xạ chủ yếu từ chất thải của việc khai thác, sử dụng chất phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân, nguyên tử... và các vụ thử vũ khí hạt nhân. Các chất phóng xạ này gây nhiều bệnh tật nguy hiểm cho con người và sinh vật.

+ Ô nhiễm do các chất thải rắn (túi nilon, rác thải, cao su, bông băng dùng trong y tế, sắt thép và các linh kiện điện tử phế thải...).

+ Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh chủ yếu do các chất thải công nghiệp, sinh hoạt, xác chết của động vật... không được thu gom và xử lí hợp vệ sinh đã tạo môi trường thuận lợi cho nhiều sinh vật gây hại (giun sán kí sinh, vi khuẩn thương hàn, lị, tả, cúm...) phát triển.

2. Giải bài 5 trang 111 SBT Sinh học 9

Những hậu quả nghiêm trọng mà con người tác động vào môi trường tự nhiên trong xã hội công nghiệp là gì?

Phương pháp giải

- Hậu quả: Rừng bị chặt phá, ô nhiễm môi trường, thay đổi hệ sinh thái tự nhiên, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt...

Hướng dẫn giải

- Thời đại văn minh công nghiệp được bằt đầu vào đầu thế kỉ XVIII với việc chế tạo ra máy hơi nước và các phát minh khoa học khác đã tạo điều kiện cho sự phát triển nền công nghiệp hiện đại và đẩy nhanh tốc độ quá trình đô thị hoá, tăng nhanh dân số.

- Trong thời kì này: Nền nông nghiệp cơ giới hoá đã tạo ra những vùng đất trồng trọt rộng lớn, công nghiệp khai khoáng phát triển cũng lấy đi nhiều đất đai, nhiều cánh rừng bị chặt phá và gây nên ô nhiễm môi trường, công nghiệp phát triển đã đòi hỏi cung cấp nhiều nguyên - nhiên liệu và chất thải công nghiệp gia tăng, đồng thời quá trình đô thị hoá đã lấy đi nhiêu diện tích rừng và đất trồng trọt, chất thải sinh hoạt cũng gia tăng...

- Tất cả sự kiện trên đã dẫn tới hậu quả:

+ Suy giảm hệ sinh thái rừng và tài nguyên sinh vật.

+ Gây ô nhiêm môi trường và làm mất cân bằng sinh thái.

+ Xói mòn và thoái hoá đất, hạn hán, lũ lụt...

3. Giải bài 6 trang 112 SBT Sinh học 9

Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì?

Phương pháp giải

- Xem khái niệm ô nhiễm môi trường.

- Nguyên nhân: Trong lao động, sản xuất tác động vào môi trường tự nhiên.

Hướng dẫn giải

- Ô nhiễm môi trường, là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.

- Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là chính hoạt động của con người gây ra trong lao động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, con người đã và đang nỗ lực bảo vệ và cải tạo môi trường sống của mình, con người hoàn toàn có khả năng hạn chế ô nhiễm môi trường.

4. Giải bài 11 trang 114 SBT Sinh học 9

Những hoạt động nào của con người đã và đang làm suy giảm tài nguyên nước?

A. Phá rừng lấy gỗ, lấy đất định cư và trồng trọt, chăn nuôi.

B. Sử dụng nước lãng phí.

C. Gây ô nhiễm môi trường nước.

D. Cả A, B và C.

Phương pháp giải

- Những hoạt động gây suy giảm tài nguyên nước: Phá rừng lấy gỗ, lấy đất định cư và trồng trọt, chăn nuôi. Sử dụng nước lãng phí, gây ô nhiễm môi trường nước.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

5. Giải bài 17 trang 115 SBT Sinh học 9

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng nào sau đây?

A. Hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học và sinh học của môi trường bị thay đổi.

B. Hiện tượng con người dùng lửa để nấu chín thức ăn và săn bắt động vật đã gây cháy rừng.

C. Hiện tượng con người lấy đất rừng để định cư và chăn nuôi, trồng trọt.

D. Hiện tượng vật dữ săn đuổi con mồi để làm thức ăn.

Phương pháp giải

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học và sinh học của môi trường bị thay đổi.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

6. Giải bài 18 trang 115 SBT Sinh học 9

Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường là

A. các chất khí thải từ hoạt động công nghiệp .và sinh hoạt.

B. chất độc hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật.

C. chất phóng xạ và các chất thải rắn.

D. cả A, B và C.

Phương pháp giải

- Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường là:

+ Các chất khí thải từ hoạt động công nghiệp .và sinh hoạt.

+ Chất độc hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật.

+ Chất phóng xạ và các chất thải rắn.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

7. Giải bài 19 trang 115 SBT Sinh học 9

Các chất CO, CO2, SO2, NO2 là

A. các chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường.

B. các chất thải lỏng gây ô nhiễm môi trường.

C. các chất thải khí gây ô nhiễm môi trường.

D. các chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường.

Phương pháp giải

- Các chất CO, CO2, SO2, NO2 là các chất thải khí gây ô nhiễm môi trường.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

8. Giải bài 20 trang 115 SBT Sinh học 9

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là gì?

A. Cháy rừng.

B. Thải khói, khí độc từ các nhà máy ra không khí.

C. Sử dụng phương tiện giao thông và đun nấu trong gia đình.

D. Cả A, B và C.

Phương pháp giải

- Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:

+ Cháy rừng.

+ Thải khói, khí độc từ các nhà máy ra không khí.

+ Sử dụng phương tiện giao thông và đun nấu trong gia đình.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

9. Giải bài 21 trang 116 SBT Sinh học 9

Hiện tượng tự nhiên gây ô nhiễm không khí là

A. cháy rừng.

B. núi lửa.

C. sự phân huỷ xác động, thực vật.

D. cả A, B và C.

Phương pháp giải

- Cả A, B và C đều gây ô nhiễm không khí.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

10. Giải bài 22 trang 116 SBT Sinh học 9

Quan sát hình vẽ sau và cho biết: các chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường được tích tụ trong môi trường nào?

A. Môi trường không khí, môi trường nước.

B. Môi trường đất, môi trường sinh vật.

C. Chỉ môi trường đất, môi trường nước.

D. Cả A và B.

Phương pháp giải

- Các chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường được tích tụ trong môi trường: Môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất, môi trường sinh vật.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

11. Giải bài 23 trang 116 SBT Sinh học 9

Nguồn gây ô nhiễm phóng xạ từ đâu?

A. Chất thải từ các công trường khai thác chất phóng xạ.

B. Chất thải từ các nhà máy điện nguyên tử, hạt nhân hoặc các chất phóng xạ bị rò rỉ từ các nhà máy này.

C. Hậu quả các vụ thử vũ khí hạt nhân và vũ khí nguyên tử.

D. Cả A, B và C.

Phương pháp giải

- Nguồn gây ô nhiễm phóng xạ từ:

+ Chất thải từ các công trường khai thác chất phóng xạ.

+ Chất thải từ các nhà máy điện nguyên tử, hạt nhân hoặc các chất phóng xạ bị rò rỉ từ các nhà máy này.

+ Hậu quả các vụ thử vũ khí hạt nhân và vũ khí nguyên tử.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

12. Giải bài 24 trang 117 SBT Sinh học 9

Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường có nguồn gốc từ các hoạt động nào sau đây của con người?

A. Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.

B. Sinh hoạt hằng ngày.

C. Hoạt động y tế (bông, băng, kim tiêm... đã dùng).

D. Cả A, B và C.

Phương pháp giải

- Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường có nguồn gốc từ:

+ Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.

+ Sinh hoạt hằng ngày.

+ Hoạt động y tế (bông, băng, kim tiêm... đã dùng).

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

13. Giải bài 25 trang 117 SBT Sinh học 9

Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm do sinh vật gây bệnh là gì?

A. Không thu gom và xử lí các chất thải như phân, rác, xác chết động vật tạo môi trường thuận lợi cho sinh vật gây bệnh phát triển.

B. Không xử lí nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư và từ các bệnh viện trước khi đưa vào hệ thống thoát nước chung.

C. Ý thức bảo vệ môi trường kém của con người.

D. Cả A, B và C.

Phương pháp giải

- Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm do sinh vật gây bệnh là:

+ Không thu gom và xử lí các chất thải như phân, rác, xác chết động vật tạo môi trường thuận lợi cho sinh vật gây bệnh phát triển.

+ Không xử lí nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư và từ các bệnh viện trước khi đưa vào hệ thống thoát nước chung.

+ Ý thức bảo vệ môi trường kém của con người.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

14. Giải bài 26 trang 117 SBT Sinh học 9

Câu nào sai trong các câu sau:

A. Hiện nay, ô nhiễm môi trường là vấn đề toàn cầu mà tất cả các nước đều quan tâm.

B. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do con người gây ra.

C. Vấn đề ô nhiễm môi trường không là mối quan tâm của học sinh lớp 9.

D. Nếu thu gom và xử lí rác thải hợp lí sẽ hạn chế ô nhiễm môi trường.

Phương pháp giải

- Vấn đề ô nhiễm môi trường không là mối quan tâm của học sinh lớp 9 là sai.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

15. Giải bài 27 trang 117 SBT Sinh học 9

Quan sát hình sau đây và cho biết cách phòng tránh bệnh giun sán tốt nhất là gì?

A. Dùng thuốc khi bị nhiễm giun sán.

B. Giữ gìn vệ sinh môi trường trong sạch.

C. Giữ gìn vệ sinh ăn uống.

D. Cả B và C.

Phương pháp giải

- Cách phòng tránh bệnh giun sán tốt nhất: Giữ gìn vệ sinh môi trường trong sạch và giữ gìn vệ sinh ăn uống.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.
Ngày:23/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM