Giải bài tập SBT Hóa 8 Bài 37: Axit- bazơ- Muối

Hướng dẫn Giải bài tập Sách bài tập Hóa học 8 Bài 37 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về tính chất của axit, bazo và muối. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Hóa 8 Bài 37: Axit- bazơ- Muối

1. Giải bài 37.1 trang 50 SBT Hóa học 8

Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh ?

A. NaOH, BaCl2, H3PO4, KOH 

B. NaOH, Na2SO4, KCl, KOH

C. NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH           

D. NaOH, Ca(NO3)2, KOH, H2SO4

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ dung dịch bazơ làm quì tím hóa xanh.

Hướng dẫn giải

Các chất: NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH là bazơ  nên làm quì tím hóa xanh.

⇒ Chọn C.

2. Giải bài 37.2 trang 50 SBT Hóa học 8

Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ ?

A. H3PO4, HNO3, H3PO3, HCl, NaCl, H2SO4

B. H2SO4, HNO­2, KOH, HNO3, HCl, H3PO3

C. H2SO4, HNO3, CaCl2, HCl, H3PO4, NaOH

D. H3PO3, H2SO4, HNO3, H3PO4, HCl

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ dung dịch axit làm quì tím hóa đỏ.

Hướng dẫn giải

Các chất H3PO3, H2SO4, HNO3, H3PO4, HCl là axit nên làm quì tím hóa đỏ

⇒ Chọn D.

3. Giải bài 37.3 trang 50 SBT Hóa học 8

Có 3 chất rắn là Cu, Al, CuO đựng riêng biệt trong 3 lọ bị mất nhãn. Để nhận biết 3 chất rắn trên, ta dùng thuốc thử là

A. dung dịch NaOH           

B. dung dịch CuSO4

C. dung dịch HCl              

D. khí H2

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng ta có thể sử dụng dung dịch axit để nhận biết.

Hướng dẫn giải

Khi cho từng chất tác dụng với dung dịch HCl :

- Chất không tác dụng (không tan) là Cu.

- Chất tan, cho khí bay ra là Al : 6HC→ 2AlCl3 3H2

- Chất tan nhưng không có khí thoát ra và tạo thành dung dịch màu xanh là CuO :

2HC→ CuCl2 H2O

=> Chọn C.

4. Giải bài 37.4 trang 50 SBT Hóa học 8

Bằng thí nghiệm hoá học, hãy chứng minh rằng trong thành phần của axit clohiđric có nguyên tố hiđro. 

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta có thể cho axit clohiđric tác dụng với kim loại hoạt động như Fe, Zn, Al,...

Hướng dẫn giải

Để xác định trong thành phần axit clohiđric có nguyên tố hiđro người ta cho axit clohiđric tác dụng với kim loại (Fe, Zn, Al,...) có khí hiđro bay ra.

VD: Fe + 2HCl → FeCl+ H2

5. Giải bài 37.5 trang 50 SBT Hóa học 8

Hãy viết công thức hóa học (CTHH) của những muối có tên sau:

Canxi clorua, kali nitrat, kali photphat, nhôm sunfat, sắt (III) nitrat.

Phương pháp giải

Áp dụng qui tắc hóa trị để viết CTHH: \(\mathop {{A_x}}\limits_{}^a \mathop {{B_y}}\limits_{}^b  \Leftrightarrow {\text{ax}} = by\)

Hướng dẫn giải

Công thức hóa học của những muối :

- Canxi clorua : canxi có hoá trị II, gốc axit có hoá trị I:

1 x II = 2 x I —> công thức hoá học CaCl2

- Kali nitrat : kali có hoá trị I, gốc nitrat có hoá trị I :

1 x I = 1 x I —> công thức hoá học KNO3

- Kali photphat : kali có hoá trị I, gốc axit PO4 có hoá trị III :

3 x 1=1 x III —> công thức hoá học K3PO4

Nhôm sunfat : nhôm có hoá trị III, gốc axit SO4 có hoá trị II :

2 x III = 3 x II —> công thức hoá học Al2(SO4)3

Sắt(III) nitrat: sắt có hoá trị III, gốc axit NO3 có hoá trị I :

1 x III = 3 x I —> Fe(NO3)3 .

6. Giải bài 37.6 trang 51 SBT Hóa học 8

Cho các hợp chất có công thức hoá học: KOH, CuCl2, Fe2O3, ZnSO4, CuO, Zn(OH)2, H3PO4, CuSO4, HNO3. Hãy cho biết mỗi hợp chất trên thuộc loại hợp chất nào?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên cần nắm rõ lý thuyết axit, bazơ và muối.

Hướng dẫn giải

Oxit bazơ : Fe2O3, CuO ;

Axit : H3PO4, HNO3 ;

Bazơ : KOH, Zn(OH)2 ;

Muối : ZnSO4, CuCl2, CuSO4.

7. Giải bài 37.7 trang 51 SBT Hóa học 8

Cho biết gốc axit và tính hoá trị của gốc axit trong các axit sau H2S, HNO3, H2SO4,H2SiO3, H3PO4.

Phương pháp giải

Áp dụng qui tắc hóa trị để viết CTHH: \(\mathop {{A_x}}\limits_{}^a \mathop {{B_y}}\limits_{}^b  \Leftrightarrow {\text{ax}} = by\)

Hướng dẫn giải

H2S : gốc axit là S có hoá trị II.

HNO3 : gốc axit là NO3 có hoá trị I

H2SO4 : gốc axit là SOcó hoá trị II

H2SiO3 : gốc axit là SiO3 có hoá trị II.

H3PO4 : gốc axit là PO4 có hoá trị III.

8. Giải bài 37.8 trang 51 SBT Hóa học 8

Viết công thức của các hidroxit ứng với các kim loại sau: Natri, canxi, crom, bari, kali, đồng, kẽm, sắt. Cho biết hóa trị của crom là III, đồng là II và sắt là III.

Phương pháp giải

Áp dụng qui tắc hóa trị để viết CTHH: \(\mathop {{A_x}}\limits_{}^a \mathop {{B_y}}\limits_{}^b  \Leftrightarrow {\text{ax}} = by\)

Hướng dẫn giải

NaOH, Ca(OH)2, Cr(OH)3, Ba(OH)2, KOH, Cu(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)3.

9. Giải bài 37.9 trang 51 SBT Hóa học 8

Viết phương trình hóa học biểu diễn những biến hóa sau:

a) Ca → CaO → Ca(OH)

b) Ca → Ca(OH)2

Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức đã học để viết PTHH của dãy chuyển hóa.

Hướng dẫn giải

a) 2Ca + O2 → 2CaO

CaO + H2O → Ca(OH)2

b) Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

10. Giải bài 37.10 trang 51 SBT Hóa học 8

Hãy dẫn ra một phương trình hóa học đối với mỗi loại phản ứng sau và cho biết phản ứng hóa học thuộc loại nào?

a) Oxi hóa một đơn chất bằng oxi

b) Khử oxit kim loại bằng hidro

c) Đẩy hidro trong axit bằng kim loại

d) Phản ứng giữa oxit bazo với nước

e) Phản ứng giữa oxit axit với nước

Phương pháp giải

  • Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
  • Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
  • Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
  • Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

Hướng dẫn giải

a) Oxi hoá đơn chất bằng oxi, thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử.

Thí dụ: 3Fe + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Fe3O4

b) Khử oxit kim loại bằng hiđro, thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử.

Thí dụ: Fe2O+ 3H\(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Fe + 3H2O

c) Đẩy hiđro trong axit bằng kim loại, thuộc loại phản ứng thế.

Thí dụ: Zn + 2HCl → ZnCl+ H2

d), e) Phản ứng giữa oxit axit, oxit bazơ với nước, thuộc loại phản ứng hoá hợp.

Thí dụ:  CO+ H2O → H2CO3

CaO + H2O → Ca(OH)2

11. Giải bài 37.11 trang 51 SBT Hóa học 8

Tính lượng natri hidroxit thu được khi cho natri tác dụng với nước:

a) 46 g natri   

b) 0,3 mol natri

Phương pháp giải

  • Bước 1: Viết PTHH: 2H2→ 2NaOH2
  • Bước 2: Dựa theo PTHH tính số mol chất cần tìm theo chất đã biết.

Hướng dẫn giải

a) Ta có phương trình hóa học: 2H2→ 2NaOH2

46/23 (mol)

Vậy cho 46 g Na tác dụng với nước cho 2 x 40 = 80 (g) NaOH.

b) Theo phương trình hóa học trên, cứ 2 mol Na tác dụng với nước cho 2 mol NaOH.

Vậy 0,3 mol Na tác dụng với nước cho: 0,3 x 40 = 12(g) NaOH.

12. Giải bài 37.12 trang 51 SBT Hóa học 8

Trong các oxit sau đây, oxit nào tác dụng được với nước? Viết phương trình phản ứng và gọi tên sản phẩm tạo thành: SO2, PbO, K2O, BaO, N2O5, Fe2O3.

Phương pháp giải

- Chỉ có oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ là tác dụng với nước. Những oxit bazơ tác dụng với nước và do đó cũng tan được trong nước là: Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.

- Đa số các oxit axit khi hoà tan vào nước sẽ tạo ra dung dịch axit trừ SiO2

Hướng dẫn giải

Những oxit tác dụng với nước: SO2, K2O, BaO, N2O5.

Oxit tác dụng với nước tạo axit tương ứng:

SO+ H2O → H2SOAxit sunfurơ

N2O+ H2O → 2HNOAxit nitric

Oxit tác dụng với nước tạo bazơ tương ứng:

K2O + H2O → 2KOH + Q Kali hiđroxit

BaO + H2O → Ba(OH)+ Q Bari hiđroxit.

13. Giải bài 37.13 trang 51 SBT Hóa học 8

Hãy trình bày những hiểu biết của em về axit clohiđric theo dàn ý sau :

a) Thành phần hoá học.

b) Tác dụng lên giấy quỳ.

c) Tác dụng với kim loại.

Phương pháp giải

Cần nắm rõ lý thuyết về axit, bazơ, muối để trả lời câu hỏi trên.

Hướng dẫn giải

a) Thành phần hoá học của axit clohiđric : Công thức hoá học HCl, phân tử có 1 nguyên tử H, gốc axit là Cl có hoá trị I.

b) Tác dụng với giấy quỳ : Dung dịch HCl làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ.

c) Tác dụng với kim loại : 2HC→ ZnCl2 H2

14. Giải bài 37.14 trang 51 SBT Hóa học 8

Trong những chất sau đây, những chất nào là oxit, bazơ, axit, muối: CaO, H2SO4, Fe(OH)2, FeSO4, CaSO4, HCl, LiOH, MnO2, CuCl2, Mn(OH)2, SO2?

Phương pháp giải

Cần nắm rõ lý thuyết về axit, bazơ, muối để trả lời câu hỏi trên.

Hướng dẫn giải

Những chất sau đây là :

Oxit : CaO, MnO2, SO2 ;

Axit : H2SO4, HCl ;

Bazơ : Fe(OH)2, LiOH, Mn(OH)2.

Muối : FeSO4,CaSO4, CuCl2.

15. Giải bài 37.15 trang 51 SBT Hóa học 8

Viết phương trình hoá học biểu diễn những chuyển hoá sau đây :

a) S → SO→ H2SO3

b) Cu → CuO → Cu

c) P → P2O5 → H3PO4

Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức đã học để viết phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải

Phương trình hóa học biểu diễn những biến đổi :

a) S + O→ SO2

SO2 + H2O → H2SO3

b) 2Cu + O\(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2CuO

CuO + H\(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Cu + H2O

c) 4P + 5O2  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2P2O5

P2O+ 3H2O \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2H3PO4

16. Giải bài 37.16 trang 52 SBT Hóa học 8

Điền thêm những công thức hóa học của những chất cần thiết vào các phương trình phản ứng hóa học sau đây rồi cân bằng phương trình:

a) Mg + HCl → ? + ?               

b) Al + H2SO4 → ? + ?

c) MgO + HCl → ? + ?                  

d) CaO + H3PO4 → ? + ?

đ) CaO + HNO3 → ? + ?

Phương pháp giải

Cần nắm rõ lý thuyết về axit, bazơ, muối để hoàn thành các phương trình hóa học trên.

Hướng dẫn giải

a) Mg + 2HCl → MgCl+ H2

b) 2Al + H2SO→ Al2(SO4)+ 3H2

c) MgO + HCl → MgCl2 + H2

d) 3CaO + 2H3PO→ Ca3(PO4)+ 3H2O

đ) CaO + 2HNO→ Ca(NO3)+ H2O

17. Giải bài 37.17 trang 52 SBT Hóa học 8

Có thể điều chế được bao nhiêu mol axit sunfuric khi cho 240 g lưu huỳnh trioxit SO3 tác dụng với nước?

Phương pháp giải

  • Bước 1: Tính số mol SO3 
  • Bước 2: Viết PTHH: SO+ H2O → H2SO4
  • Bước 3: Dựa theo PTHH, tìm số mol chất theo chất đã biết.

Hướng dẫn giải

MSO3 = 80g/mol, nSO3 = 240 : 80 = 3 (mol)

Ta có phương trình hóa học: SO+ H2O → H2SO4

Theo phương trình hoá học: 1 mol SO3 tác dụng với H2O cho 1 moi H2SO4

Vậy 3 mol SO3 tác dụng với H2O cho 3 mol H2SO4.

18. Giải bài 37.18 trang 52 SBT Hóa học 8

Viết công thức của các muối sau đây:

a) Kali clorua 

b) Canxi nitrat

c) Đồng sunfat   

d) Natri sunfit

e) Natri nitrat  

f) Canxi photohat

g) Đồng cacbonat

Phương pháp giải

Áp dụng qui tắc hóa trị để viết CTHH: \(\mathop {{A_x}}\limits_{}^a \mathop {{B_y}}\limits_{}^b  \Leftrightarrow {\text{ax}} = by\)

Hướng dẫn giải

Công thức của các muối :

a) KCl ;              b) Ca(NO3)2 ;                  c) CuSO4 ;            d) Na2SO3;

e) NaNO3 ;         f) Ca3(PO4)2 ;                 g) CuCO3.

19. Giải bài 37.19 trang 52 SBT Hóa học 8

Cho các chất dưới đây thuộc loại hợp chất nào, viết công thức của các hợp chất đó: natri hidroxit, khí cacbonic, khí sunfuro, sắt (II) oxit, muối ăn, axit clohidric, axit photphoric.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết về axit, bazo và muối đồng thời áp dụng qui tắc hóa trị để viết CTHH: \(\mathop {{A_x}}\limits_{}^a \mathop {{B_y}}\limits_{}^b  \Leftrightarrow {\text{ax}} = by\)

Hướng dẫn giải

- Oxit axit: Khí cacbonic CO2, khí sunfurơ SO2.

- Oxit bazơ : Sắt(III) oxit Fe2O3.

- Bazơ : Natri hiđroxit NaOH.

- Axit : Axit clohiđric HCl, axit photphoric H3PO4.

- Muối : Muối ăn NaCl.

20. Giải bài 37.20 trang 52 SBT Hóa học 8

Tìm phương pháp xác định xem trong ba lọ ,lọ nào là đựng dung dịch axit, dung dịch muối ăn và dung dịch kiềm (bazo).

Phương pháp giải

Ta có thể dùng quỳ tím để xác định các lọ hóa chất trên.

Hướng dẫn giải

Cho giấy quỳ tím vào 3 mẫu thử đựng các dung dịch trên. Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển thành đỏ là lọ đựng dung dịch axit ; dung dịch nào làm quỳ tím chuyển thành xanh là lọ đựng dung dịch bazơ. Còn lại là lọ đựng dung dịch muối ăn, quỳ tím không đổi màu.

Ngày:15/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM