Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 18: Nhôm

Dưới đây là nội dung chi tiết Giải bài tập SBT Hóa 9 Chương 2 Nhôm với hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, trình bày khoa học. eLib hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 9 học tập thật tốt

Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 18: Nhôm

1. Giải bài 18.1 trang 22 SBT Hóa học 9

Kim loại Al không phản ứng với dung dịch

A. NaOH loãng    

B. H2SOđặc,nguội

C. HNO3 đặc, nóng 

D. H2SO4 loãng

Phương pháp giải

Xem lí thuyết tính chất hóa học của nhôm.

Hướng dẫn giải

Kim loại Al không phản ứng với dung dịch H2SOđặc, nguội.

Đáp án B

2. Giải bài 18.2 trang 22 SBT Hóa học 9

Kim loại Al tác dụng được với dung dịch

A. Mg(NO3)2     

B. Ca(NO3)2   

C. KNO3    

D. Cu(NO3)2

Phương pháp giải

Xem lí thuyết tính chất hóa học của nhôm.

- Phản ứng với oxi và một số phi kim.

- Phản ứng với axit (HCl, H2SO4 loãng,..)

- Phản ứng  với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.

Hướng dẫn giải

Kim loại Al tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2

2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Cu

Đáp án D. 

3. Giải bài 18.3 trang 22 SBT Hóa học 9

Một kim loại có đủ các tính chất sau:

a) Nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

b) Phản ứng mạnh với dung dịch axit clohiđric.

c) Tan trong dung dịch kiềm giải phóng khí hiđro.

Kim loại đó là

A. sắt   

B. đồng     

C. kẽm 

D. nhôm

Phương pháp giải

Xem lí thuyết tính chất vật lí, hóa học của nhôm.

Hướng dẫn giải

Nhôm là kim loại có đủ các tính chất: nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt, phản ứng mạnh với dung dịch axit clohiđric và tan trong dung dịch kiềm giải phóng khí hiđro.

→ Đáp án D

4. Giải bài 18.4 trang 22 SBT Hóa học 9

Nhằm xác định vị trí của những kim loại X, Y, Z, T trong dãy hoạt động hoá học, người ta thực hiện phản ứng của kim loại với dung dịch muối của kim loại khác, thu được những kết quả sau:

Thí nghiệm 1: Kim loại X đẩy kim loại z ra khỏi muối.

Thí nghiệm 2: Kim loại Y đẩy kim loại z ra khỏi muối.

Thí nghiệm 3: Kim loại X đẩy kim loại Y ra khỏi muối.

Thí nghiệm 4: Kim loại z đẩy kim loại T ra khỏi muối.

Em hãy sắp xếp các kim loại theo chiều mức độ hoạt động hoá học giảm dần.

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất hóa học và đặc điểm dãy hoạt động hóa học của kim loại để xác định mức độ hoạt động.

Hướng dẫn giải

Mức độ hoạt động hoá học của các kim loại theo chiều giảm dần: X > Y > Z > T

5. Giải bài 18.5 trang 23 SBT Hóa học 9

Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi hóa học sau:

a) Al → Al2O3 → AlCl→ Al(OH)3 → Al2O3

Al → Al2S3

b) Al2O3 → Al → Al2(SO4)→ AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất hóa học của nhôm và hợp chất vô cơ đã học để hoàn thiện chuỗi biến hóa.

Hướng dẫn giải

a)

(1) 4Al + 3O2 to→ 2Al2O3

(2) Al2O3 + 6HCl → 2AlCl+ 3H2O

(3) AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

(4) 2Al(OH)3 to→ Al2O3 + 3H2O

(5) 2Al + 3S to→ Al2S3

b)

(1) 2Al2O3 to→ 4Al + 3O2

(2) 2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2

(3) Al2(SO4)3 + 3BaCl2 → 2AlCl3 + 3BaSO4

(4) AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

(5) 2Al(OH)3 to→ Al2O3 + 3H2O

6. Giải bài 18.6 trang 23 SBT Hóa học 9

Nhúng một lá nhôm vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, lấy lá nhôm ra khỏi dung dịch thì thấy khối lượng dung dịch giảm 1,38 gam. Khối lượng của Al đã tham gia phản ứng là

A. 0,27 gam     

B. 0,81 gam   

C. 0,54 gam

D. 1,08 gam

Phương pháp giải

Viết phương trình hóa học, sử dụng tăng giảm khối lượng để giải. 

Hướng dẫn giải

Gọi khối lượng miếng Al là a gam, lượng nhôm đã phản ứng là x gam :

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

Gọi x là khối lượng Al phản ứng.

So với khối lượng miếng Al ban đầu thì khối lượng miếng Al sau phản ứng tăng 1,38 gam.

Ta có phương trình:

\((a - x) + \frac{{192x}}{{54}} = a + 1,38 \to x = 0,54(g)\)

Vậy khối lượng của Al đã tham gia phản ứng là 0,54g.

7. Giải bài 18.7 trang 23 SBT Hóa học 9

Hoà tan 4,5 gam hợp kim nhôm - magie trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, thấy có 5,04 lít khí hiđro bay ra (đktc).

a) Viết phương trình hoá học

b) Tính thành phần phần trăm khối lượng của các kim loại trong hợp kim

Phương pháp giải

Lập hệ phương trình 2 ẩn theo số mol của Al và Mg. 

Hướng dẫn giải

a) Phương trình hóa học:

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

2Al + 3H2SO→ Al2(SO4)3 + 3H2

b) nH2 = 5,04 : 22,4 = 0,225 mol

Gọi nMg = x; nAl = y

Ta có hệ phương trình

24x + 27y = 4,5 (I) và x + 3y/2 = 0,225 (II)

Giải phương trình (I) và (II), ta tìm được x và y.

x = 0,075; y = 0,1

mMg = 1,8g; mAl = 2,7g

%mMg = 40%; %mAl = 60%

8. Giải bài 18.8 trang 23 SBT Hóa học 9

Trong một loại quặng boxit có 50% nhôm oxit. Nhôm luyện từ oxit đó còn chứa 1,5% tạp chất. Tính lượng nhôm thu được khi luyện 0,5 tấn quặng boxit trên. Hiệu suất phản ứng 100%.

Phương pháp giải

Dựa vào phương trình hóa học điều chế Al từ quặng boxit.

Từ 0,5 tấn quặng tính được khối lượng nhôm oxit (chiếm 50%). Tính khối lượng nhôm nguyên chất theo phương trình hóa học và tính khối lượng nhôm còn lẫn tạp chất (chiếm 101,5%).

Hướng dẫn giải

Lượng nhôm oxit có trong 0,5 tấn quặng là:

0,5x50/100 = 0,25 tấn = 250kg

Phương trình hoá học điều chế Al:

2Al2O3 → 4Al + 3O2

Khối lượng Al nguyên chất thu được từ 250 kg quặng :

\(x = \frac{{250.4.27}}{{2.102}} = 132,4(kg)\)

9. Giải bài 18.9 trang 23 SBT Hóa học 9

Cho 5,4 gam Al vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M.

a) Tính thể tích khí H2 sinh ra (đktc).

b) Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng. Cho ràng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.

Phương pháp giải

Viết và tính toán theo phương trình hóa học. Chú ý đến chất dư, chất hết.

Hướng dẫn giải

a) nAl = 5,4 : 27 = 0,2 mol; nH2SO4 = 0,1.0,5 = 0,05 mol

Phương trình hóa học

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Có 0,2/2 > 0,05/3

→ Dư Al nên tính lượng các chất theo lượng H2SO4

nH2 = 0,05/3 x 3 = 0,05 mol

→VH2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít

b) Ta có:

nAl2(SO4)3 = 0,05/3 x 1 ≈ 0,017 mol

CM(Al2(SO4)3) = 0,017/0,1 = 0,17M

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM