Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập của bài Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ với cách làm đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh

Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

1. Giải bài 34.1 trang 43 SBT Hóa học 9

Có các chất sau: CaCO3, Na2CO3, C2H6, C2H6O, CO, C2H4, C2H5O2N. Các hợp chất trên đều là

A. hợp chất vô cơ.

B. hợp chất hữu cơ.

C. hợp chất chứa cacbon.

D. hợp chất chứa oxi

Phương pháp giải

Nhận xét thành phần nguyên tố có trong các chất. 

Hướng dẫn giải

Các hợp chất trên đều là hợp chất chứa cacbon.

Đáp án C

2. Giải bài 34.2 trang 43 SBT Hóa học 9

Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

A. Các hợp chất có trong tự nhiên là hợp chất hữu cơ.

B. Tất cả các hợp chất có trong cơ thể sống là hợp chất hữu cơ.

C. Chỉ có những hợp chất có trong cơ thể sống mới là hợp chất hữu cơ.

D. Chất hữu cơ có trong mọi bộ phận của cơ thể sống

Phương pháp giải

Xem lại khái niệm hợp chất hữu cơ.

Hướng dẫn giải

Chất hữu cơ có trong mọi bộ phận của cơ thể sống.

→ Đáp án D

3. Giải bài 34.3 trang 43 SBT Hóa học 9

Gỗ, tre, giấy, dầu hoả, cồn, nến, đường ăn, gạo, ngô, sắn chứa chủ yếu là các chất hữu cơ.

a) Các sản phẩm trên có cháy không ?

b) Sản phẩm thu được khi đốt cháy chúng có điểm gì chung ?

Phương pháp giải

Xem lại đặc điểm, tính chất chung của hợp chất hữu cơ

Hướng dẫn giải

a) Các sản phẩm đó đều cháy được.

b) Khi các sản phẩm đó cháy đều tạo ra khí CO2

4. Giải bài 34.4 trang 43 SBT Hóa học 9

Có thể phân biệt muối ăn và đường bằng cách đốt chúng trong không khí không ? Giải thích.

Phương pháp giải

Muối ăn là hợp chất vô cơ, đường là hợp chất hữu cơ. Dựa vào đặc điểm khi đốt cháy hợp chất hữu cơ để giải thích. 

Hướng dẫn giải

Có thể phân biệt đường với muối ăn bằng cách đốt trong không khí. Khi đó muối ăn không cháy, đường sẽ bị phân huỷ và cháy.

5. Giải bài 34.5 trang 43 SBT Hóa học 9

A và B là hai hợp chất đều có tỉ khối đối với H2 là 14. Đốt cháy A thu được sản phẩm chỉ có CO2. Đốt cháy 1,4 gam B thu được sản phẩm gồm 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Xác định công thức phân tử của A, B. Hãy cho biết A, B là hợp chất hữu cơ hay vô cơ.

Phương pháp giải

Dựa vào đặc điểm của sản phẩm cháy để xác định các nguyên tố hóa học và lập công thức phân tử của A và B.

Hướng dẫn giải

Ta có MA = MB = 14.2 = 28 (gam).

A là hợp chất khi đốt chỉ tạo ra CO2. Vậy A phải chứa cacbon và oxi.

Mặt khác, MA = 28 gam → công thức của A là CO.

B khi cháy sinh ra CO2 và H2O, vậy trong B có cacbon và hiđro.

Ta có mC = 4,4/44 x 12 = 1,2g

m= 1,8/18 x 2 = 0,2g

Vậy mB = mC + mH = 1,2 + 0,2 = 1,4 (gam).

⇒ Trong B chỉ có 2 nguyên tố là C và H.

Gọi công thức phân tử của B là CxHy, ta có :

4CxHy + (4x +y)O2 → 4xCO2 + 2yH2O

nCxHy = 1,4 : 28 = 0,05mol

⇒ x = 2 ; y = 4. 

→ Công thức của B là C2H4.

6. Giải bài 34.6 trang 44 SBT Hóa học 9

Hợp chất hữu cơ A chứa các nguyên tố C, H, O. Trong đó thành phần % khối lượng của cacbon là 60% và hiđro là 13,33%. Xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol phân tử của A là 60 gam/mol.

Phương pháp giải

Áp dụng phương pháp lập công thức phân tử khi biết thành phần phần trăm khối lượng nguyên tố.

Hướng dẫn giải

Ta có:

%O = 100- (60 + 13,33) = 26,67

Gọi công thức hóa học của A là CxHyOz

Ta có tỷ lệ: x : y : z = 60/12 : 13,33/1 : 26,67/16 = 5 : 13,33 : 1,67 = 3 : 8 : 1

Công thức của hợp chất là (C3H8O)nTa có: (12.3+1.8+16)n=60

⇔ 60n= 60 → n = 1

Vậy công thức phân tử của CxHyOz là C3H8O

7. Giải bài 34.7 trang 44 SBT Hóa học 9

Hợp chất hữu cơ A có tỉ khối đối với H2 là 13. Khi đốt cháy 5,2 gam A thu được m gam CO2 và a gam H2O. Cho toàn bộ lượng CO2 thu được ở trên hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 40 gam kết tủa. Hãy xác định công thức phân tử của A.

Phương pháp giải

Xác định các nguyên tố hóa học có trong A. Lập công thức phân tử của A dựa vào số mol mỗi nguyên tố.

Hướng dẫn giải

Ta có MA = 13 x 2 = 26 (gam/mol)

Khi đốt cháy A sinh ra CO2, H2O

→ A chứa C, H và không có oxi vì MA = 26 gam/mol.

Gọi công thức của A là CnHm

Phương trình hoá học:

CnHm + (n + m/4)O2 → nCO2 + m/2H2O

CO2 + Ca(OH)→ CaCO3 + H2O

nA = 5,2 : 26 = 0,2 mol

nCO2 = nCaCO3 = 40 : 100 = 0,4 mol

Vậy 0,2n = 0,4 ⇒ n = 2 

⇒ công thức của A là C2H2.

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM