Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
Lời giải chi tiết và chính xác cho 7 bài tập trang 44, 45 SBT Hóa lớp 9 đã được eLib sưu tầm và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em học tập thật tốt chuyên đề Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ. Mời các bạn tải về tham khảo chuẩn bị cho bài học sắp tới.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 35.1 trang 44 SBT Hóa học 9
Số công thức cấu tạo có thể có ứng với công thức phân tử C4H10O là:
A. 2
B. 7
C. 3
D. 5
Phương pháp giải
Viết các công thức khác nhau của cùng CTPT C4H10O: thứ tự liên kết khác nhau sẽ tạo ra một chất hữu cơ khác nhau.
Hướng dẫn giải
CH3-CH2-CH2-CH2-OH
CH3-CH(OH)-CH2-CH3
CH3-CH(CH3)-CH2-OH
CH3-C(CH3)(OH)-CH3
CH3-CH2-CH2-O-CH3
CH3-CH2-O-CH2-CH3
CH3-CH(CH3)-O-CH3
Đáp án cần chọn là B.
2. Giải bài 35.2 trang 44 SBT Hóa học 9
Những công thức cấu tạo nào sau đây biểu diễn cùng một chất?
a) CH3-CH2-CH2(CH3)
b) CH2(CH3)-CH2(CH3)
c) CH3-CH-CH3
d) CH3-CH(CH3)-CH3
e) CH3-CH(OH)-CH2-CH3
g) CH3-CH2-CH(OH)-CH3
h) CH3-C(CH3)2-CH3
i) CH3-C(CH3)2-OH
Phương pháp giải
Các công thức có thứ tự liên kết giống nhau sẽ biểu diễn cùng một chất.
Hướng dẫn giải
Các công thức biểu diễn cùng một chất là a và b, c và d, e và g, h và i.
3. Giải bài 35.3 trang 44 SBT Hóa học 9
Hãy viết công thức cấu tạo có thể có ứng với mỗi công thức phân tử sau: C3H7Cl, C3H8O, C4H9Br.
Phương pháp giải
Mỗi thứ tự liên kết khác nhau, mạch thẳng (hoặc nhánh) sẽ thu được một công thức cấu tạo khác.
Hướng dẫn giải
C3H7Cl có 2 công thức cấu tạo.
C3H8O có 3 công thức cấu tạo.
C4H9Br có 4 công thức cấu tạo.
(1) CH3-CH2-CH2-CH2-Br
(2) CH3-CH2-CHBr-CH3
(3) CH3-CH(CH3)-CH2-Br
(4) CH3-C(CH3)2-Br
4. Giải bài 35.4 trang 44 SBT Hóa học 9
Hãy chọn những phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
a) Ứng với mỗi công thức phân tử có thể có nhiều chất hữu cơ.
b) Mỗi công thức cấu tạo biểu diễn nhiều chất hữu cơ.
c) Ứng với mỗi công thức phân tử chỉ có một chất hữu cơ.
d) Mỗi công thức cấu tạo chỉ biểu diễn một chất hữu cơ.
Phương pháp giải
Xem cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
Hướng dẫn giải
Các phát biểu đúng là:
a) Ứng với mỗi công thức phân tử có thể có nhiều chất hữu cơ.
d) Mỗi công thức cấu tạo chỉ biểu diễn một chất hữu cơ.
5. Giải bài 35.5 trang 45 SBT Hóa học 9
Hai chất hữu cơ A và B có cùng công thức phân tử. Khi đốt cháy 2,9 gam A thu được 8,8 gam khí CO2 và 4,5 gam H2O. Ở điều kiện tiêu chuẩn 2,24 lít khí B có khối lượng 5,8 gam. Hãy xác định công thức phân tử của A, B và viết công thức cấu tạo của mỗi chất.
Phương pháp giải
Xác định thành phần nguyên tố trong A và B. Lập công thức phân tử của A và B dựa vào tỉ lệ mol nguyên tử và khối lượng mol M.
Hướng dẫn giải
Ta có MB = 5,8/22,4.22,4 = 58 (gam/mol)
- Vì A, B có cùng công thức phân tử nên: MB = MA = 58(gam/mol)
- Trong 8,8 gam CO2 có 8,8/44.12 = 2,4g cacbon
Trong 4,5 gam H2O có 4,5/18.2 = 0,5g hidro
Ta có mC + mH = 2,4 + 0,5 = 2,9g
mA = mC + mH. Vậy A và B là hai hidrocacbon có MA = 58 (gam/mol)
Vậy công thức phân tử của A,B là C4H10
Công thức cấu tạo của hai chất A và B là
CH3 - CH2 - CH2 - CH3
CH3 - CH(CH3) - CH3
6. Giải bài 35.6 trang 45 SBT Hóa học 9
Khi xác định công thức phân tử của chất hữu cơ trong hai mẫu thí nghiệm, người ta thu được kết quả sau:
- Đốt cháy hoàn toàn 2,2 gam chất trong mỗi mẫu thí nghiệm đều thu được 6,6 gam khí CO2 và 3,6 gam nước.
- Chất hữu cơ trong hai mẫu thí nghiệm đều có tỉ khối đối với H2 là 22.
Từ kết quả thí nghiệm trên kết luận: hai mẫu thí nghiệm đều chứa cùng một chất hữu cơ. Hỏi kết luận đó đúng hay sai ? Giải thích.
Phương pháp giải
Dựa vào lí thuyết về cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
Hướng dẫn giải
Từ kết quả thí nghiệm cho thấy, chất trong hai mẫu thí nghiệm đều có công thức phân tử là C3H8. Vì C3H8 chỉ có một công thức cấu tạo nên kết luận của phòng thí nghiệm là đúng.
7. Giải bài 35.7 trang 45 SBT Hóa học 9
Hỗn hợp A gồm 3 chất hữu cơ có cùng công thức phân tử. Đốt cháy 3 gam hỗn hợp cần dùng 7,2 gam oxi thu được sản phẩm chỉ gồrh CO2, H2O. Cho toàn bộ sản phẩm thu được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 15 gam kết tủa. Hãy xác định công thức cấu tạo của ba chất hữu cơ có trong A. Biết 1 lít hỗn hợp A ở dạng khí nặng gấp hai lần 1 lít khí C2H6 ở cùng điều kiện.
Phương pháp giải
Xác định thành phần nguyên tố dựa vào sản phẩm cháy và so sánh về khối lượng. Lập công thức phân tử của A, biết MA = MC2H6.
Hướng dẫn giải
Ba chất có cùng công thức phân tử ⇒ có cùng khối lượng mol phân tử:
M = 2.30 = 60 (gam/mol). Khi đốt cháy hỗn hợp A thu được CO2, H2O → công thức phân tử của các chất có dạng CxHyOz.
Phương trình hoá học
CxHyOz + (x + y/4 - z/2)O2 → xCO2 + y/2H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Ta có : nCO2 = nCaCO3 = 15 : 100 = 0,15mol
Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có :
mA + mO = mCO2 + mH2O
⇒ 3 + 7,2 = 0,15 x 44 + mH2O ⇒ mH2O = 3,6g
nA = 3/60 = 0,05mol; nCO2 = 0,05x = 0,15 ⇒ x = 3
nH2O = 0,05y/2 = 3,6/18 ⇒ y = 8
MA = 12x + y + 16z = 60 ⇒ z = 1
⇒ Công thức phân tử của A là C3H8O
Công thức cấu tạo của ba chất là: CH3CH2CH2OH
CH3CHOHCH3
CH3-O-CH2CH3
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 36: Metan
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 37: Etilen
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 38: Axetilen
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 39: Benzen
- doc Giải bài tập SBT Hóa 10 Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 41: Nhiên liệu
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 42: Luyện tập chương 4