Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ
Dựa theo nội dung SBT Hóa học 9 eLib xin giới thiệu đến các em học sinh bài giải Tính chất hóa học của bazơ. Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích với các em học sinh.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 7.1 trang 9 SBT Hóa học 9
Hãy nêu những tính chất hoá học giống và khác nhau của bazơ tan (kiềm) và bazơ không tan. Dẫn ra thí dụ, viết phương trình hoá học.
Phương pháp giải
Xem lại tính chất hóa học của bazơ.
- Tác dụng với chất chỉ thị màu.
- Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
- Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
- Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.
- Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.
Hướng dẫn giải
- Giống nhau: Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O
- Khác nhau: Bazơ tan (kiềm) có những tính chất như đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit, tác dụng với dung dịch muối.
+ Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển màu xanh, dung dịch phenolphatlein không màu chuyển sang màu hồng.
+ Dung dịch NaOH tác dụng với oxit axit, dung dịch muối
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
+ Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ.
Cu(OH)2 → CuO + H2O
2. Giải bài 7.2 trang 9 SBT Hóa học 9
Các bazơ khi bị nung nóng tạo ra oxit là
A. Mg(OH)2 ,Cu(OH)2 , Zn(OH)2 , Fe(OH)3
B. Ca(OH)2, KOH , Al(OH)3 , NaOH
C. Zn(OH)2 , Mg(OH)2 , KOH , Fe(OH)3
D. Fe(OH)3 , Al(OH)3 , NaOH , Zn(OH)2
Phương pháp giải
Xem lại tính chất bazơ không tan bị nhiệt phân hủy.
Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.
Hướng dẫn giải
A. gồm các bazơ không tan nhiệt phân tạo oxit
B. KOH, NaOH và Ca(OH)2 không bị nhiệt phân
C. KOH không bị nhiệt phân
D. NaOH không bị nhiệt phân
Vậy đáp án cần chọn là A.
3. Giải bài 7.3 trang 9 SBT Hóa học 9
Dung dịch HCl, khí CO2 đều tác dụng với
A. Ca(OH)2 ; NaOH ; Ba(OH)2 ; KOH
B. Ca(OH)2 ; KOH ; Al(OH)3 ; NaOH
C. NaOH ; KOH ; Fe(OH)3 ; Ba(OH)2
D. Ca(OH)2 ; Cr(OH)3 ; KOH
Phương pháp giải
Xem lại tính chất của hóa học của bazơ
- Tác dụng với chất chỉ thị màu.
- Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
- Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
- Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.
- Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.
Hướng dẫn giải
HCl là axit tác dụng với mọi bazơ
CO2 là oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ nên CO2 không tác dụng được với Al(OH)3, Fe(OH)3 và Cr(OH)3
Vậy đáp án cần chọn là A.
4. Giải bài 7.4 trang 9 SBT Hóa học 9
Hãy viết công thức hoá học của các
a) bazơ ứng với những oxit sau: Na2O, BaO, Al2O3, Fe2O3.
b) oxit ứng với những bazơ sau: KOH, Ca(OH)2, Zn(OH)2, Cu(OH)2.
Phương pháp giải
Xem lại lý thuyết về bazơ và oxit bazơ, để viết các oxit, bazo tương ứng sao cho phù hợp
Hướng dẫn giải
a) Công thức hoá học của bazơ ứng với những oxit:
NaOH → Na2O, Ba(OH)2 → BaO, Al(OH)3 → Al2O3, Fe(OH)3 → Fe2O3.
b) Công thức hoá học của oxit ứng với những bazơ:
K2O → KOH, CaO → Ca(OH)2 , ZnO → Zn(OH)2 , CuO → Cu(OH)2.
5. Giải bài 7.5 trang 9 SBT Hóa học 9
Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong những chất rắn sau: Cu(OH)2, Ba(OH)2, Na2CO3.
Hãy chọn một thuốc thử để có thể nhận biết được cả ba chất trên. Viết các phương trình hoá học.
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất hóa học khác nhau giữa các loại hợp chất bazơ để đưa ra hóa chất nhận biết hợp lý.
Thuốc thử cần chọn là dung dịch H2SO4.
Hướng dẫn giải
Chọn thuốc thử là dung dịch H2SO4.
- Chất rắn tan trong dung dịch H2SO4: nếu thành dung dịch màu xanh lam, chất đó là Cu(OH)2 ; nếu tạo ra kết tủa màu trắng, chất đem thử là Ba(OH)2 ; nếu sinh chất khí, chất đem thử là Na2CO3.
Phương trình hóa học:
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H2O
Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 4: Một số axit quan trọng
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 5: Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 8: Một số bazơ quan trọng
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 10: Một số muối quan trọng
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 11: Phân bón hóa học
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ