Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu - truyện thơ dân tộc Thái) Ngữ văn 10
eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây, nhằm giúp các em hiểu hơn về thể loại truyện thơ. Đồng thời, tài liệu này còn giúp các em cảm nhận được nỗi đau khổ của những cô gái, chàng trai là nạn nhân của chế độ hôn nhân gả bán. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Khái quát về truyện thơ
- Khái niệm: Truyện thơ là những chuyện kể dài bằng thơ, có sự kết hợp giữa hai yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của người nghèo khổ, khát vọng về tình yêu tự do hạnh phúc và công lý.
- Chủ đề là khát vọng tự do, yêu thương và hạnh phúc lứa đôi; Các chàng trai cô gái đâu khổ, là nạn nhân của chế độ hôn nhân gả bán.
- Cốt truyện:
+ Yêu nhau tha thiết.
+ Tình yêu tan vỡ, đau khổ.
+ Vượt qua, thoát khỏi cảnh ngộ, chết cùng nhau hoặc sống bên nhau hạnh phúc.
1.2. Tác phẩm
- "Tiễn dặn người yêu" là truyện thơ của dân tộc Thái gồm 1846 câu thơ là lời của nhân vật trong cuộc kể lại câu truyện tình yêu ,hôn nhân của vợ chồng mình. Cốt truyện diễn ra theo 3 chặng: Yêu nhau tha thiết - chia lìa, đau khổ - đoàn tụ hạnh phúc.
- Đoạn trích "Lời tiễn dặn": là lời tiễn dặn của chàng trai dành cho cô gái khi cô bị ép gả về nhà chồng.
- Đoạn trích có thể chia thành 2 phần:
+ Phần 1: Từ "Quảy gánh qua đồng" đến "goá bụa về già": Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn dặn.
+ Phần 2: Còn lại: Cử chỉ, hành động, tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng cô gái.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng
- Vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa đi vừa ngóng trông.
-> Dùng dằng, chùng chình, nấn ná, không muốn rời xa người mình yêu.
- Cô gái cũng muốn níu kéo cho dài ra những giây phút được ở bên người yêu: đầu “ngoảnh lại”, mắt “ngoái trông”, chân bước càng xa thì lòng càng đau. Mỗi lần đi qua một cánh rừng cô gái đều coi là cái cớ để dừng lại chờ người yêu, lòng đầy khắc khoải. Hình tượng: Lá ớt, lá cà, lá ngón tượng trưng cho những điều không may mắn.
-> Con đường về nhà chồng trở thành con đường khắc khoải, ngóng trông tình xưa, người cũ.
=> Tâm trạng của cô gái mâu thuẫn, đắng cay, đau khổ đến tuyệt vọng.
- Cách mô tả đó chứng tỏ chàng trai rất thấu hiểu tình cảm của cô gái. Hai người có chung một cảm nhận khi phải xa nhau: bịn rịn, quyến luyến, đau khổ khi phải chia lìa.
- Chàng trai tin tưởng, khẳng định tình yêu của hai người sẽ vượt qua cả không gian và thời gian để đoàn tụ bên nhau.
2.2. Tâm trạng của chàng trai (gián tiếp là tâm trạng của cô gái) trên đường tiễn dặn
- Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng.
-> Cách chàng trai gọi cô gái là người đẹp anh yêu khẳng định tình yêu trong chàng trai vẫn còn thắm thiết. Nhưng tình cảm ấy lại mâu thuẫn với sự thực là cô gái đang cất bước theo chồng.
- "Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,
Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi
...
Con nhỏ hãy đưa anh bế,
Bé xinh hãy đưa anh bồng"
- Có những cử chỉ, hành độnh quyến luyến, như muốn níu kéo cho dài ra những giây phút cuối cùng còn được ở bên cô gái trên đường tiễn dặn:
+ Phải được nhủ, được dặn cô gái đôi câu chàng trai mới có thể đành lòng quay về.
+ Tha thiết níu kéo, xin được kề vóc mảnh ủ lấy hương người cô để mai sau vẫn đượm hơi người thân yêu nhất.
+ Xin chăm sóc những đứa con riêng của cô gái như chính đứa con mình ,chỉ mong cho cô gái đừng buồn.
- Nghệ thuật điệp từ (đợi), điệp ngữ (ta sẽ lấy) có tác dụng nhấn mạnh ý chí quyết tâm sẽ đoàn tụ bên nhau của chàng trai và cô gái.
-> Thời gian chờ đợi được tính bằng đời người, thể hiện ước mơ, khao khát được đoàn tụ. Đó là một tình yêu chân thành của chàng trai dành cho cô gái.
2.3. Cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng của cô gái
- “Đầu bù anh chải cho/ tóc rối đưa anh búi hộ”, “tơ rối ta cùng gỡ” => cử chỉ ân cần.
- Lời lay gọi ấm áp, chân tình: “Dậy đi em, dậy đi em ơi! Dậy rũ áo kẻo bọ! Dậy phủi áo kẻo lấm”.
-> Nỗi đau của cô gái như được xoa dịu bởi một tấm lòng bao dung, độ lượng. "Chạy lại đỡ cô gái dậy; Rũ áo, chải đầu cho cô; Làm ống lam thuốc cho cô gái uống khỏi đau; Cử chỉ an ủi vỗ về cô gái lúc bị nhà chồng đánh đập, hắt hủi.
-> Những cử chỉ bộc lộ niềm xót xa, thương cảm sâu sắc đối với người yêu - điều mà cô gái rất cần vào lúc này như cần một chỗ dựa tinh thần.
- Sống (Đôi ta cùng gỡ, ta vuốt lại): Sẽ đoàn tụ bên nhau. Chết - vẫn bên nhau. Chàng trai đã nhắn nhủ và khẳng định với cô gái sống chết sẽ bên nhau mãi mãi, không gì có thể chia lìa.
- Điệp từ chết, điệp ngữ, khiến cho lời tiễn dặn như lời nguyền gắn bó thuỷ chung của chàng trai với cô gái. Cuối cùng chàng trai khẳng định lại một lần nữa tình yêu thắm thiết thuỷ chung của mình với cô gái.
- Nghệ thuật so sánh, điệp từ, điệp ngữ, đối lập… được sử dụng tài tình, có tác dụng bộc lộ tình cảm nồng nàn đằm thắm, thuỷ chung sâu sắc và niềm tin, ý chí mãnh liệt của chàng trai về một ngày đoàn tụ và hạnh phúc. Đó cũng là khát vọng tự do, khát vọng được sống trong tình yêu và hạnh phúc của chàng trai và cô gái Thái.
3. Tổng kết
- Về nội dung: Đoạn trích là khúc hát dạt dào cảm xúc thể hiện một tình yêu chân thành, trong sáng, thuỷ chung, cao đẹp của chàng trai dân tộc Thái đối với cô gái trong cảnh ngộ éo le, đau khổ. Đó là niềm khát vọng mãnh liệt tình yêu tự do và hạnh phúc lứa đôi.
- Về nghệ thuật: Đoạn trích thể hiện khá đầy đủ đặc điểm nghệ thuật truyện thơ dân gian: lối kể tự sự kết hợp với trữ tình, các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ điệp từ, ngữ; phép lặp cấu trúc,... tạo cho lời tiễn dặn một giọng điệu trữ tình tha thiết mang phong vị văn hoá dân tộc Thái.
4. Luyện tập
Câu 1: Qua đoạn trích "Lời tiễn dặn", em hãy nêu một số hủ tục hôn nhân đáng sợ trong xã hội phong kiến xưa?
Gợi ý trả lời:
- Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng.
- Hôn nhân cho cha mẹ sắp đặt, tiêu chuẩn là sự môn đăng hộ đối.
- Trong nhà "chồng chúa vợ tôi" .
- Nữ thập tam, nam thập lục (tảo hôn)...
Câu 2: Em có cảm nhận gì về đoạn trích "Lời tiễn dặn" (Trích Tiễn dặn người yêu - truyện thơ dân tộc Thái)?
Gợi ý trả lời:
Đoạn trích là câu chuyện đau xót khi phải chứng kiến cảnh ngộ chia li của hai người yêu nhau. Chàng trai tiễn cô gái về nhà chồng trong đau đớn, tuyệt vọng. Ngôn ngữ xưng hô của người Thái nghe sao mà ngọt ngào quá. Anh xưng "anh yêu em ý nói anh yêu của em" và anh cũng gọi chị là "người đẹp anh yêu" ngay từ câu thứ hai của bài thơ, thể hiện tình yêu anh dành cho chị vẫn còn nguyên vẹn, vẫn mặn nồng, sâu sắc dù cho giờ đây chị đã cất bước theo chồng.
5. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Tình yêu tha thiết, thủy chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.
- Cảm thông với nỗi đau khổ của chàng trai, cô gái Thái trong đoạn trích.
- Thấy được đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ dân tộc Thái thể hiện qua đoạn trích: sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, cách diễn tả tâm trạng nhân vật.
- Biết trân trọng, yêu quý cuộc sống mới. Lòng cảm thông, thương xót cho cuộc sống khổ đau của người Thái, đặc biệt là người phụ nữ Thái trong xã hội phong kiến. Trân trọng khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc lứa đôi của họ.
Tham khảo thêm
- doc Tổng quan văn học Việt Nam
- doc Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- doc Khái quát văn học dân gian Việt Nam
- doc Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tt)
- doc Văn bản- Ngữ Văn 10
- doc Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học)
- doc Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)
- doc Văn bản (tt) Ngữ văn 10
- doc Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
- doc Lập dàn ý bài văn tự sự
- doc Uy- lít- xơ trở về (trích Ô -đi- xê - sử thi Hi Lạp)
- doc Ra- ma buộc tội (trích Ra- ma- ya- na- sử thi Ấn độ)
- doc Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
- doc Tấm Cám Ngữ văn 10
- doc Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
- doc Tam đại con gà (truyện cười) Ngữ văn 10
- doc Nhưng nó phải bằng hai mày Ngữ văn 10
- doc Ca dao thân thân, yêu thương tình nghĩa Ngữ văn 10
- doc Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Ngữ văn 10
- doc Ca dao hài hước Ngữ văn 10
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự Ngữ văn 10
- doc Ôn tập văn học dân gian Việt Nam Ngữ văn 10
- doc Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX Ngữ văn 10
- doc Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Ngữ văn 10
- doc Tỏ lòng (Thuật hoài) Ngữ văn 10
- doc Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) Ngữ văn 10
- doc Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật chính) Ngữ văn 10
- doc Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) Ngữ văn 10
- doc Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Ngữ văn 10
- doc Đọc Tiểu Thanh kí Ngữ văn 10
- doc Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ Ngữ văn 10
- doc Vận nước (Quốc tộ) Ngữ văn 10
- doc Cáo bệnh, bảo mọi người Ngữ văn 10
- doc Hứng trở về (Quy hứng) Ngữ văn 10
- doc Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng Ngữ văn 10
- doc Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) Ngữ văn 10
- doc Trình bày một vấn đề Ngữ văn 10
- doc Lập kế hoạch cá nhân Ngữ văn 10
- doc Thơ Hai-cư của Ba-sô Ngữ văn 10
- doc Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) Ngữ văn 10
- doc Nỗi oán của người phòng khuê Ngữ văn 10
- doc Khe chim kêu (Điểu minh giản) Ngữ văn 10
- doc Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Lập dàn ý bài văn thuyết minh Ngữ văn 10