Soạn bài Hội thoại Ngữ văn 8 đầy đủ

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em nắm được các vai xã hội trong một cuộc hội thoại. Từ đó, các em sẽ biết cách sử dụng vai hội thoại phù hợp trong giao tiếp. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Hội thoại Ngữ văn 8 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 93 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích là quan hệ trên - dưới:

- Người cô ở vai trên.

- Hồng là vai dưới.

2. Soạn câu 2 trang 93 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Trong đoạn hội thoại ở bài tập 1 chúng ta thấy nhân vật người cô của Hồng có cách cư xử đáng chê trách, vì người cô đã lớn những lại cố tình gieo rắc vào đầu óc non nớt của Hồng những điều xấu xa bịa đặt để Hồng ghét bỏ mẹ.

3. Soạn câu 3 trang 93 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình đế giữ thái độ lễ phép:

- "Nhận ra tâm địa độc ác của cô, Hồng cúi đầu không đáp, cười đáp lại cô, lặng cúi đầu xuống đất, cười dài trong tiếng khóc".

=> Hồng không thể phản kháng lại lời nói của người cô và Hồng phải làm như đoạn hội  thoại bởi vì Hồng là vai dưới, đối với cô thì vai trên nên cần được tôn trọng. Vai xã hội là quan hệ trên - dưới trong gia đình, Hồng là phận cháu nên lời lẽ vẫn giữ được sự kính trọng với bà cô của mình.

4. Soạn câu 1 luyện tập trang 94 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Những chi tiết thể hiện thái độ nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn: 

+ "Nay các ngươi thấy chủ nhục mà không biết lom thấy nước nhục mà không biết thẹn".

+ "Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào".

- Những chi tiết thể hiện thái độ khoan dung của Trần Quốc Tuấn:

+ "Huống chi ta cùng các ngươi ở vào thời loạn lạc để vét của kho có hạn".

+ "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất".

5. Soạn câu 2 luyện tập trang 94 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào… Thế là sung sướng.

- Vâng! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Nói xong lão lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:

- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.

- Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác.

(Nam Cao, Lão Hạc)

a. Trong đoạn hội thoại trên nếu xét về vai xã hội thì nhân vật ông giáo là vai ở trên, cao hơn lão Hạc. Bên cạnh đó nếu như chúng ta xét về tuổi tác thì ngược lại lão Hạc sẽ là vai ở trên và cao hơn ông giáo.

b. Những lời nói của ông giáo dành cho lão Hạc rất tình cảm, thể hiện sự thấu hiểu và an ủi lão Hạc, chúng ta thấy qua chi tiết như "nắm lấy vai lão, mời lão uống nước, ăn khoai, hút thuốc". Ông giáo xưng hô với lão Hạc là cụ, gọi gộp mình với lão là ông con mình (thể hiện sự kính trọng người già). Ông giáo còn xưng hô với lão Hạc là tôi (không coi mình là người có địa vị xã hội cao hơn).

c. Nhân vật lão Hạc ý thức được vai xã hội của mình nên đã gọi ông giáo và thể hiện sự tôn kính đối với người trên mình qua cách xưng hô, dùng từ "dạy". Trong cách nói của mình, lão Hạc cũng dùng các từ như: chúng mình, nói đùa thế,… những từ này thể hiện sự giản dị và thân tình trong mối quan hệ giữa lão Hạc và ông giáo.

6. Soạn câu 3 luyện tập trang 95 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Hãy thuật lại một cuộc trò chuyện mà em đã được đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia:

"Hôm ấy Dế Mèn sang chơi nhà Dế Choắt, thấy trong nhà luộm thuộm liền bảo:

- Sao chú mày ăn ở cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng, nếu có đứa nào đến phá thì chú mày chết ngay đuôi.

Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:

- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được, động đến việc là em thở rồi, không còn sức đâu mà đào bới nữa".

(Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài)

Ngày:11/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM