Soạn bài Một thời đại trong thi ca Ngữ văn 11 đầy đủ

eLib xin gởi đến các em bài soạn Một thời đại trong thi ca, nhằm giúp các em nắm được nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác giả. Nội dung bài này đã được biên soạn một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Một thời đại trong thi ca Ngữ văn 11 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 104 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Cái khó trong việc tìm ra tinh thần Thơ mới: 2 nguyên nhân chủ yếu:

- Thơ thời nào cũng có cái hay, cái dở, cái kiệt xuất, cái tầm thường. Sự xáo trộn khiến cho việc nhận diện tinh thần thơ Mới khá khó khăn.

- Ranh giới thơ Mới - thơ cũ không rạch ròi, khó nhận ra: "Âu là ta cũng đành phải nhận ra rằng trời đất không phải dựng lên cùng một lần với thế hệ chúng ta. Hôm nay đã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ..."

Cách nhận diện của Hoài Thanh:

- Không nên căn cứ vào cục bộ và những cái hay, cái dở trong thơ Mới, thơ cũ: "Khốn nỗi, cái tầm thường, cái lố lăng chẳng phải riêng thời nào và muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn, phải sánh bài hay với bài hay vậy".

- Căn cứ phải tổng quan, có cái nhìn đại thể về cái hay, cái dở của thơ mỗi thời: "... muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể".

2. Soạn câu 2 trang 104 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Điều cốt lõi mà thơ Mới đưa đến theo Hoài Thanh là: Tinh thần thơ Mới là chữ "tôi".

- Thơ cũ là chữ "ta", thơ Mới là chữ "tôi".

- Bản chất chữ "tôi":

+ Chữ "tôi" trước đây nếu có cũng phải ẩn mình, đứng sau chữ "ta".

+ Chữ "tôi" bây giờ là chữ "tôi" theo ý nghĩa tuyệt đối của nó và mang theo bi kịch ngầm của thanh niên thời đại đó.

 + Chữ "tôi" bùng nổ, trỗi dậy trong sự giải phóng ý thức cá nhân.

+ Hành trình mới: Chập chững, lạ lẫm được xem là đáng thương và tội nghiệp.

3. Soạn câu 3 trang 104 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Chữ "tôi", với cái nghĩa tuyệt đối của nó lại "đáng thương" và "tội nghiệp" vì:

- Cái "tôi" đang sống mòn mỏi, tù túng dưới thân phận mất nước, không được phép thể hiện hết cái "tôi" tiềm tàng trong mình.

- Cái "tôi" hiện tại rên rỉ, khổ sở:

+ Xuân Diệu đắm say để rồi say đắm vẫn bơ vơ.

+ Thế Lữ thoát lên tiên mà động tiên đã khép

+ Lưu Trọng Lư phiêu lưu trong tình trường lại gặp tình yêu không bền.

+ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên điên cuồng rồi lại phải tỉnh trong điên cuồng.

- Cái "tôi" tìm cách thoát ly thực tại nhưng lại rơi vào bi kịch thời đại.

→ Bi kịch có tính chất xã hội đang diễn ngấm ngầm phản chiếu tâm lý một thế hệ: Hy vọng rồi lại thất vọng.

4. Soạn câu 4 trang 104 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Các nhà thơ lãng mạn cũng như "người thanh niên" bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách:

- Gửi cả vào tiếng Việt: "Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỷ đã chia sẻ buồn vui với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt".

- "Tiếng Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua".

- Tin vào lời nói triết lý "Truyện Kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn".

→ Đánh giá ý nghĩa văn chương và xã hội của tiếng Việt, là chỗ dựa tin cậy của tư tưởng nòi giống, của các thế hệ thơ.

5. Soạn câu 5 trang 104 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Một thời đại trong thi ca dễ hiểu và hấp dẫn bởi:

- Kết hợp hài hòa giữa tính khoa học và tính văn chương nghệ thuật.

- Hệ thống luận điểm khoa học, lập luận chặt chẽ, logic.

- Biện pháp nghệ thuật được vận dụng khéo léo tăng sức biểu đạt.

- Ngôn ngữ độc đáo, đặc sắc, dung dị.

- Giọng văn tha thiết, trong sáng, gần gũi thấm đượm tinh thần nhân văn cao cả.

6. Soạn câu 1 luyện tập trang 104 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Chữ "tôi" và chữ "ta" đều biểu hiện ý thức về bản thân nhưng khác nhau:

- Chữ "tôi": Nghĩa tuyệt đối:

+ Cá nhân tự ý thức về bản thân mình, bộc bạch những điều sâu kín bên trong con người mình.

+ Tự xưng, không còn ẩn mình sau chữ "ta".

- Chữ "ta":

+ Quan niệm cá nhân phải gắn với cộng đồng.

+ Suy tư, cảm xúc cũng là tiếng nói chung của cộng đồng.

7. Soạn câu 2 luyện tập trang 104 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Lòng yêu nước của các nhà thơ mới được thể hiện:

- Gửi tất cả lòng mình vào tiếng Việt. "Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỷ đã chia sẻ buồn vui với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt".

- Khát vọng làm cho tiếng Việt giàu đẹp hơn.

- Trân trọng những giá trị tinh thần đã được tạo ra, tinh thần nòi giống dân tộc.

8. Soạn câu 3 luyện tập trang 104 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Hiểu thêm về tâm hồn của các nhà thơ lãng mạn:

- Chữ "tôi", với cái nghĩa tuyệt đối của nó lại "đáng thương" và "tội nghiệp". Tâm hồn bơ vơ, lạc lõng, khó thoát khỏi sự tù túng, chật hẹp. Họ cũng chính là những trí thức tiểu tư sản vẫn chưa được con đường cách mạng soi sáng hoặc chưa sẵn sàng dấn thân vào sự nghiệp cách mạng đầy chông gai.

- Dồn tất cả tình yêu, tâm tư, khát vọng vào tiếng Việt, nơi bộc lộ tình yêu nước, khát vọng một cách thầm kín.

→ Họ đều là những con người đáng quý, đáng trân trọng.

Ngày:29/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM