Soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta Ngữ văn 11 đầy đủ
Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được chủ đề tư tưởng của bài Về luân lí xã hội ở nước ta. eLib đã biên soạn bài này một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé, chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mục lục nội dung
1. Soạn câu 1 trang 88 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
2. Soạn câu 2 trang 88 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
3. Soạn câu 3 trang 88 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
4. Soạn câu 4 trang 88 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
5. Soạn câu 5 trang 88 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
6. Soạn câu 1 luyện tập tr 88 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
1. Soạn câu 1 trang 88 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
Bố cục đoạn trích có thể chia làm 3 phần:
- Đoạn 1 ( từ đầu …thiên hạ mất đi đã từ lâu rồi ): Khẳng định ở nước ta chưa hề có luân lí xã hội đúng nghĩa, vì lợi ích của dân tộc.
- Đoạn 2 ( tiếp theo…Việt Nam ta không có cũng vì thế ): Vấn đề luân lí xã hội được bàn luận dựa trên sự so sánh giữa xã hội Pháp và nước ta.
- Đoạn 3 (còn lại ): Giải pháp truyền bá Xã hội chủ nghĩa cho người Việt Nam.
Chủ đề tư tưởng của đoạn trích:
--> Tâm huyết, dũng khí và sự lo lắng vận mệnh đất nước của một sĩ phu yêu nước. Đề cao tư tưởng tiến bộ, nhấn mạnh lợi ích của đoàn kết cộng đồng, hướng tới một ngày mai tươi sáng của đất nước.
--> Ba phần trên của bài luận thuyết liên hệ chặt chẽ với nhau theo mạch diễn giải: hiện trạng chung – biểu hiện cụ thể – giải pháp.
Chủ đề tư tưởng của đoạn trích là cần phải truyền bá chủ nghĩa xã hội ở nước Việt Nam để gây dựng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng tới mục đích giành độc lập, tự do.
2. Soạn câu 2 trang 88 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
Cách vào đề của tác giả:
- Để đánh tan những ngộ nhận có thể có ở người nghe về sự hiểu biết của chính họ trên vấn đề này, tác giả dùng cách nói phủ định: “Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều”.
- Tiếp tục bác bỏ những định nghĩa xuyên tạc không cần thiết của một số người: "Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì".
- Đối tượng được hướng đến là toàn thể đồng bào nước mình.
→ Cách vào đề trực tiếp, thẳng thắn bộc lộ tư duy sắc sảo, nhạy bén trước thời đại của nhà cách mạng Phan Châu Trinh.
Cách vào đề này cho thấy tư duy sắc sảo, nhạy bén của nhà cách mạng Phan Châu Trinh.
3. Soạn câu 3 trang 88 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
So sánh luân lí "bên Âu châu", "bên Pháp" với "bên mình":
- Luân lí "bên Âu châu":
+ Thực trạng: Phát triển và rất thịnh hành.
+ Dẫn chứng cụ thể: Khi người có quyền thế, sức mạnh hoặc chính phủ cậy quyền thế, sức mạnh đè nén, áp bức quyền lợi riêng của cá nhân hay đoàn thể thì tất cả mọi người cùng nhau giành lại công bằng xã hội.
+ Nguyên nhân: Con người đã sẵn có ý thức đoàn thể, sẵn sàng vì lợi ích chung mà hoạt động, làm việc, tôn trọng và giúp đỡ nhau có quyền lợi cá nhân.
- Luân lí "bên mình":
+ Thực trạng: "Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến".
+ Dẫn chứng cụ thể: Phải ai nấy hay, ai chết mặc ai, cháy nhà hàng xóm bình dân như vại, đèn nhà ai nhà ấy rạng, chỉ nghĩ đến sự yên ổn của riêng mình, bất công cũng cho qua.
+ Nguyên nhân: Ý thức đoàn thể còn kém, chỉ biết mình sống vì mình. Người mình chưa được tiếp xúc với ý thức văn minh.
4. Soạn câu 4 trang 88 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:
- Thời xưa:
+ Dân tộc ta vốn có truyền thống cộng đồng, đoàn kết từ thời ông cha bao đời.
+ Lập luận xác thực bằng những câu thành ngữ, tục ngữ ông cha để lại: Nhiều tay làm nên bộp, không thể bẻ đũa cả nắm, góp gió làm bão, dụm cây làm rừng.
+ Mục đích: Tác động sâu sắc đến tình cảm và ý thức dân tộc của người nghe.
- Ngày nay: Truyền thống đoàn kết ngày bị mai một:
+ Do lũ vua quan thối nát, không quan tâm đến đời sống nhân dân.
+ Phản động ham quyền, vinh hoa, muốn "giữ đầy túi tham" nên "phá tan tành đoàn thể quốc dân".
+ Nhân dân lo lắng, sợ sệt nên mạnh ai người nấy sống, sợ bị vạ lây.
+ Lập luận sắc bén bằng những câu từ so sánh, ví von, sử dụng cấu trúc câu trùng điệp: "Dân khôn mà chỉ! Dân ngu mà chỉ! Dân hại mà chỉ! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng quý quý!".
→ Lời văn có tính hùng biện mạnh mẽ, đanh thép, tác động mạnh đến tư tưởng, ý thức của người nghe. Càng thể hiện tinh thần phê phán nghiêm khắc của tác giả cũng như sự đau lòng trước thực trạng đất nước đen tối.
5. Soạn câu 5 trang 88 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
Nổi bật trong bài văn là yếu tố nghị luận: cách lập luận chặt chẽ, lô gích; nêu chứng cứ cụ thể, xác thực; giọng văn mạnh mẽ hùng hồn; dùng từ đặt câu chính xác, biểu hiện lí trí tỉnh táo, tư duy sắc sảo, đạt hiệu quả cao về nhận thức tư tưởng.
Bài vãn có sự kết hợp giữa yếu tố nghị luận với yếu tố biểu cảm. Tác giả đã phát biểu chính kiến của minh không chỉ bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng trái tim dạt dào cảm xúc, thấm thìa nỗi xót đau trước tình trạng tăm tối, thê thảm của xã hội Việt Nam đương thời. Điều đó biểu hiện ở những câu cảm thán: “Thương hại thay!… Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi!..ẳ Thương ôi!ệ..”; các câu mở rộng thành phần để nhấn mạnh ý. Những cụm từ ẩn chứa tình cảm đồng bào, tình cảm dân tộc sâu nặng, thắm thiết (người nước ta, người trong nước, người mình, ông cha mình, quốc dán, anh em, người trong một làng đối với nhau, dân Việt Nam này)\ lời văn nhẹ nhàng, từ tốn (“Là vì người ta có đoàn thể, có công đức biết giữ cái lợi chung vậy… Đã biết sống thì phải bênh vực nhau, ông cha mình ngày xưa cũng đã hiểu đến…”). Những yếu tố biểu cảm ấy đã làm cho lí lẽ của bài diễn thuyết tăng thêm sực thuyết phục, lay chuyển mạnh mẽ nhận thức và tình cảm ở người nghe.
6. Soạn câu 1 luyện tập trang 88 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
Phần Tiểu dần đã nói rõ Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, huỷ bỏ chế độ Nam triều, cải cách đổi mới (duy tân) mọi mặt làm cho dân giàu, nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia. Trong bài diễn thuyết này, cùng với việc thúc đẩy gây dựng tinh thần đoàn thể vì sự tiến bộ, Phan Châu Trinh vạch trần sự xấu xa, thối nát của chế độ vua quan chuyên chế ỉà nhằm mục đích ấy. Có thể hình dung tâm trạng Phan Châu Trinh khi viết đoạn trích này là căm ghét bọn quan lại phong kiến, thương xót đồng bào, lo lắng cho đất nước, hi vọng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
7. Soạn câu 2 luyện tập trang 88 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
Cảm nhận tấm lòng Phan Châu Trinh cũng như tầm nhìn của ông qua đoạn trích này:
- Phan Châu Trinh là một nhà cách mạng yêu nước, căm phẫn chế độ quan lại sâu mọt, xót xa trước những con người đau khổ trong xã hội.
- Luôn mong muốn dân mình gắn bó, nêu cao tinh thần đoàn kết tập thể, cộng đồng.
→ Ông là người có tầm nhìn xa trông rộng: Muốn đất nước phát triển thì phải truyền bá tư tưởng chủ nghĩa xã hội để dân mình đấu tranh giành độc lập, hạnh phúc.
8. Soạn câu 3 luyện tập trang 88 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ
Chủ trương gây dựng nền luân lí xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh cho đến ngày nay vẫn còn ý nghĩa thời sự. Nó nhắc nhở về tám quan trọng của việc gây dựng tinh thần đoàn thể vì sự tiến bộ, nhằm tạo nên ý thức trách nhiệm với cộng đồng, với tương lai đất nước của mọi người sống trong xã hội. Nó cũng cảnh báo nguy cơ tiêu vong các quan hệ xã hội tốt đẹp nếu vẫn còn những kẻ ích kỉ, “ham quvền tước, ham bả vinh hoa”, tìm cách vơ vét cho đầy túi tham mà không muốn ai bị lên án.
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Nghĩa của câu Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Hầu trời Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Nghĩa của câu (tiếp theo) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Vội vàng Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Tràng giang Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Chiều tối Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Từ ấy Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Đọc thêm: Lai Tân Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Đọc thêm: Nhớ đồng Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Đọc thêm: Tương tư Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Đọc thêm: Chiều xuân Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Tóm tắt tiểu sử Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Tôi yêu em Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài: Đọc thêm Bài thơ số 28 Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Người trong bao Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Một thời đại trong thi ca Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập phần Văn học Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Tóm tắt văn bản nghị luận Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 11 đầy đủ
- doc Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn 11 đầy đủ