Trình bày một vấn đề Ngữ văn 10
Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề. Từ đó, các em sẽ trình bày được một vấn đề cần thiết trước tập thể. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề
- Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong học tập nhiều lúc chúng ta cần phải trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể hoặc trước người khác để bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, nhận thức của mình,...
- Trình bày một vấn đề giúp chúng ta bày tỏ rõ ràng, chính xác, sinh động suy nghĩ, nhận thức, tình cảm của mình.
- Trình bày một vấn đề giúp chúng ta có khả năng thuyết phục người khác hiểu, cảm thông, đồng tình với mình.
- Trình bày một vấn đề là một kĩ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống.
2. Công việc chuẩn bị
2.1. Chọn vấn đề trình bày
- Cơ sở lựa chọn:
+ Đề tài trình bày có bao nhiêu vấn đề?
+ Đối tượng nghe.
+ Am hiểu và sự thích thú của bản thân về vấn đề muốn trình bày.
2.2. Lập dàn ý cho bài trình bày
- Tìm ý lớn, ý nhỏ.
- Nêu được nội dung chính của vấn đề sẽ trình bày.
- Chú trọng những ý trọng tâm của vấn đề được trình bày.
- Sắp xếp các ý theo trình tự lô-gích.
- Có chuyển ý.
3. Trình bày
- Khi trình bày, cần bám sát dàn ý đã chuẩn bị và chú ý các yêu cầu của ngôn ngữ nói đã được học trong phần tiếng Việt.
- Bước bắt đầu trình bày cần phải giới thiệu vấn đề trình bày.
- Cử chỉ trình bày cần nghiêm túc.
- Trình bày và nhấn mạnh những nội dung chính.
- Khi kết thúc bài trình bày vấn đề cần cảm ơn người nghe.
4. Luyện tập
Câu 1: Em hãy nêu những yếu tố giúp cho việc trình bày đạt hiệu quả.
Gợi ý trả lời:
- Để vấn đề trình bày được hiệu quả, chúng ta cần chú trọng đến những yếu tố sau đây:
+ Yếu tố thứ nhất: sự chuẩn bị, việc này rất cần thiết để người trình bày có thể tự tin tuyệt đối.
+ Yếu tố thứ 2: các kỹ thuật trình bày, việc này cần thiết để thu hút sự chú ý của người nghe, không làm cho người nghe buồn ngủ.
+ Yếu tố thứ 3: công cụ (đặc biệt là các phương tiện hỗ trợ nghe, nhìn), cần thiết để giúp cho người nghe nhận thức và ghi nhớ vấn đề.
-> Không thể bỏ bất cứ một yếu tố nào nếu bạn muốn có một buổi trình bày có hiệu quả.
Câu 2: Em hãy chuẩn bị một vấn đề tự chọn để trình bày trước lớp.
Gợi ý trả lời:
- Chọn vấn đề để trình bày trước lớp: Vấn đề "Giao tiếp thành công và hiệu quả":
+ Một người niềm nở, nở nụ cười tươi với mọi người xung quanh.
+ Tạo ra được sự chú ý tốt đẹp ngay từ ban đầu.
+ Tạo ra sự thuận lợi cho việc học hành, công việc và sự phấn đấu vươn lên.
+ Không nói những lời nói kém duyên.
+ Quan tâm tìm hiểu trước đối tượng (sở thích, thói quen, tính tình,…).
+ Chuẩn bị trước lời ăn tiếng nói cho phù hợp.
+ Có khôi hài để chủ động tạo ra không khí gần gũi thân mạt và vui vẻ.
5. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Tầm quan trọng và yêu cầu của việc trình bày một vấn đề trước tập thể.
- Các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề.
- Nhận ra các tình huống cần trình bày một vấn đề trước tập thể.
- Áp dụng hiểu biết, kĩ năng để trình bày một vấn đề trước tập thể.
Tham khảo thêm
- doc Tổng quan văn học Việt Nam
- doc Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- doc Khái quát văn học dân gian Việt Nam
- doc Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tt)
- doc Văn bản- Ngữ Văn 10
- doc Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học)
- doc Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)
- doc Văn bản (tt) Ngữ văn 10
- doc Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
- doc Lập dàn ý bài văn tự sự
- doc Uy- lít- xơ trở về (trích Ô -đi- xê - sử thi Hi Lạp)
- doc Ra- ma buộc tội (trích Ra- ma- ya- na- sử thi Ấn độ)
- doc Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
- doc Tấm Cám Ngữ văn 10
- doc Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
- doc Tam đại con gà (truyện cười) Ngữ văn 10
- doc Nhưng nó phải bằng hai mày Ngữ văn 10
- doc Ca dao thân thân, yêu thương tình nghĩa Ngữ văn 10
- doc Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Ngữ văn 10
- doc Ca dao hài hước Ngữ văn 10
- doc Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu - truyện thơ dân tộc Thái) Ngữ văn 10
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự Ngữ văn 10
- doc Ôn tập văn học dân gian Việt Nam Ngữ văn 10
- doc Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX Ngữ văn 10
- doc Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Ngữ văn 10
- doc Tỏ lòng (Thuật hoài) Ngữ văn 10
- doc Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) Ngữ văn 10
- doc Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật chính) Ngữ văn 10
- doc Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) Ngữ văn 10
- doc Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Ngữ văn 10
- doc Đọc Tiểu Thanh kí Ngữ văn 10
- doc Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ Ngữ văn 10
- doc Vận nước (Quốc tộ) Ngữ văn 10
- doc Cáo bệnh, bảo mọi người Ngữ văn 10
- doc Hứng trở về (Quy hứng) Ngữ văn 10
- doc Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng Ngữ văn 10
- doc Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) Ngữ văn 10
- doc Lập kế hoạch cá nhân Ngữ văn 10
- doc Thơ Hai-cư của Ba-sô Ngữ văn 10
- doc Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) Ngữ văn 10
- doc Nỗi oán của người phòng khuê Ngữ văn 10
- doc Khe chim kêu (Điểu minh giản) Ngữ văn 10
- doc Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh Ngữ văn 10
- doc Lập dàn ý bài văn thuyết minh Ngữ văn 10