Văn bản- Ngữ Văn 10

Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm hai hay nhiều câu nhiều đoạn có những đặc điểm cơ bản riêng. Hiểu được những đặc điểm đó chúng ta có thể nâng cao năng lực phân tích và thực hành tạo lập văn bản. Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản là gì?

Văn bản- Ngữ Văn 10

1. Khái niệm, đặc điểm

1.1  Khái niệm

Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn.

1.2  Đặc điểm 

  • Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.

  • Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.

  • Văn bản hoàn chỉnh về nội dung và hình thức.

  • Văn bản có mục đích giao tiếp nhất định.

2. Các loại văn bản

- Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp có thể phân loại văn bản như sau:

  • Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (thư, nhật kí....)

  • Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch...)

  • Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (sách giáo khoa, tài liệu học tập, bài báo khoa học...)

  • Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (đơn, biên bản, nghị quyết...)

  • Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (bài bình luận, lời kêu gọi, bài hịch, tuyên ngôn....)

  • Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí ( bản tin, bài phóng sự, bài phỏng vấn, tiểu phẩm)

3. Luyện tập

Câu 1: Cho văn bản sau và trình bày nội dung, hình thức, tính mạch lạc thể hiện qua câu thơ sau:

Cầm vàng mà lội qua sông 

Vàng rơi không tiếc tiếc công cầm vàng

Gợi ý làm bài

  • Về nội dung: Văn bản có một chủ đề nhất định. Các câu, các đoạn gắn kết với nhau về ý nghĩa, cùng tập trung thể hiện một chủ đề (chủ đề: tinh thần đoàn kết và sức mạnh của sự đoàn kết)

  • Về hình thức: Các câu trong văn bản có những mối liên hệ, quan hệ nhất định. Toàn bộ mối quan hệ ấy tạo nên cấu trúc của văn bản. Cấu trúc đó chỉ ra vị trí của các câu và sự liên hệ của chúng với các câu xung quanh.

  • Tính mạch lạc của văn bản thể hiện ở các phương tiện liên kết câu, các phần với nhau để tạo nên văn bản (văn bản trên có sự sắp xếp các từ ngữ, các phần "một cây - ba cây", "lên non - lên hòn núi cao" với nhau hợp lí, chặt chẽ để tạo nên văn bản).

Câu 2: Văn bản dưới đây thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Chúng tôi đi

Nắng mưa sờn, mép ba lô,

Tháng năm bạn cùng thôn xóm

Nghỉ lại lưng đèo

Nằm trên dốc nắng

Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng,

Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa.

Gợi ý làm bài

Đoạn thơ tuy thuộc văn bản nghệ thuật, nhưng có những chi tiết của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

  • Về nội dung, đoạn thơ thuật lại cảnh sinh hoạt gần gũi, thân mật hằng ngày của một đơn vị bộ đội trong kháng chiến chống Pháp.

  •  Những hình ảnh, chi tiết trong sự việc rất cụ thể (nắng mưa sờn mép ba lô, nghỉ lại lưng đèo, nằm trên dốc nắng, kì hộ lưng nhau, quờ chân tìm hơi ấm,…).

  • Có một đoạn hội thoại giữa những người lính, ở đó họ dùng những từ xưng hô thân mật, suồng sã và dùng từ địa phương, từ khẩu ngữ (đằng nớ, tớ,…).

4. Kết luận

  • Văn bản là một dạng sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được thể hiện ở dạng viết trên một chất liệu nào đó (giấy, bia đá,...).

  • Văn bản bao gồm các tài liệu, tư liệu, giấy tờ có giá trị pháp lý nhất định, được sử dụng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế.

  • Qua đó các bạn có thể thực hành và tạo lập văn bản dễ dàng hơn

Ngày:16/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM