Thuốc Hexetidine - Diệt vi khuẩn và nấm gây nhiễm trùng miệng
Thuốc hexetidine có tác dụng diệt vi khuẩn và nấm nên được sử dụng để điều trị nhiễm trùng miệng với nồng độ nhỏ, bao gồm cả nấm miệng. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của thuốc cũng như cách sử dụng và những thận trọng khi dùng eLib mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây
Mục lục nội dung
Tên gốc: hexetidine
Tên biệt dược: Oraldene®, Hextril®, Hexadol®, Bactidol®
Phân nhóm: thuốc dùng trong viêm & loét miệng
1. Tác dụng
Tác dụng của thuốc hexetidine là gì?
Hexetidine là một chất khử trùng nên bạn có thể sử dụng thuốc này như một dung dịch súc miệng. Thuốc hexetidine có tác dụng diệt vi khuẩn và nấm nên được sử dụng để điều trị nhiễm trùng miệng với nồng độ nhỏ, bao gồm cả nấm miệng. Ngoài ra, thuốc hexetidine cũng có tác dụng điều trị các vấn đề về miệng khác do vi khuẩn gây ra chẳng hạn như bệnh nướu răng, viêm họng và viêm loét miệng tái phát. Thuốc cũng được sử dụng để tiêu diệt các vi khuẩn gây hôi miệng và để ngăn ngừa nhiễm trùng trước và sau khi phẫu thuật nha khoa.
Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc hexetidine cho người lớn như thế nào?
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh vệ sinh răng miệng, nhiễm trùng tại chỗ
Bạn có thể sử dụng nước súc miệng 0,1% có chứa hexetidine theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc ghi trên nhãn thuốc.
Liều dùng thuốc hexetidine cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh
Bạn nên cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi sử dụng nước súc miệng 0,1% có chứa hexetidine theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Cách dùng
Bạn nên sử dụng thuốc hexetidine như thế nào?
Thuốc hexetidine là một dung dịch để súc miệng nên khi dùng bạn phải nhổ ra, không được nuốt. Bạn nên sử dụng ít nhất 15 ml dung dịch hexetidine pha loãng để rửa miệng hoặc súc miệng mỗi lần và nên dùng 2-3 lần một ngày. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.
4. Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc hexetidine?
Bạn có thể gặp một số tác dụng phụ, bao gồm:
Kích ứng miệng hoặc lưỡi (đau nhức, cảm giác nóng rát hoặc ngứa); Thay đổi trong khẩu vị; Tê miệng tạm thời.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
5. Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng thuốc hexetidine bạn nên lưu ý những gì?
Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này; Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc; Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng); Bạn định dùng thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi hoặc người cao tuổi.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc hexetidien trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
6. Tương tác thuốc
Thuốc hexetidien có thể tương tác với thuốc nào?
Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Mặc dù một số loại thuốc không nên được sử dụng với nhau, nhưng trong một số trường hợp bạn có thể sử dụng hai loại thuốc cùng nhau ngay cả khi xảy ra tương tác. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ thay đổi liều lượng hoặc biện pháp phòng ngừa khác nếu cần thiết.
Thuốc hexetidine có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc hexetidine?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi; Dị ứng với aspirin.
7. Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản thuốc hexetidine như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
8. Dạng bào chế
Thuốc hexetidine có những dạng và hàm lượng nào?
Thuốc hexetidine có dạng nước súc miệng.
Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc hexetidine. Elib.VN không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Hexoprenaline - Giảm khả năng sinh non
- doc Thuốc Hexaspray® - Điều trị viêm loét miệng
- doc Thuốc Hexapneumine® - Điều trị ho khan
- doc Thuốc Hewel - Phòng ngừa và điều trị bệnh gan
- doc Thuốc Herpevir® - Điều trị nhiễm trùng do virut gây ra
- doc Thuốc Heptamyl® - Điều trị suy nhược
- doc Thuốc Hepatitis A immunoglobulin - Ngăn ngừa nhiễm trùng
- doc Thuốc Heparos - Điều trị các bệnh do rối loạn và suy giảm chức năng gan
- doc Thuốc Heparin - Điều trị chống đông máu
- doc Thuốc HemoQ Mom® - Điều trị thiếu máu
- doc Thuốc Hemohes® - Điều trị giảm thể tích máu
- doc Thuốc Hemblood - Bổ sung vitamin nhóm B
- doc Thuốc Hemarexin® - Trị thiếu máu
- doc Thuốc Helmintox® - Thuốc tẩy giun
- doc Thuốc Helinzole® - Điều trị chống trào ngược
- doc Thuốc Hedera helix - Điều trị các rối loạn về gan
- doc Thuốc Hatabtrypsin - Điều trị phù nề
- doc Hasantrum Vital Plus Woman 50+® - Thực phẩm chức năng
- doc Thuốc Hasalfast® - Điều trị dị ứng
- doc Thuốc Hapacol CS day - Điều trị cảm cúm
- doc Thuốc Hapacol CF - Điều trị sốt, đau nhức
- doc Thuốc Hapacol 250 - Hạ sốt cho trẻ em
- doc Thuốc Hapacol 150 - Điều trị cảm cúm
- doc Thuốc Hapacol - Điều trị cảm cúm
- doc Thuốc Haginat 125 - Điều trị một số trường hợp nhiễm trùng
- doc Thuốc Hagizin - Điều trị triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, ù tai, dự phòng đau nửa đầu
- doc Thuốc Halcinonide - Điều trị các bệnh về da
- doc Thuốc Halixol® - Điều trị tắc nghẽn đường hô hấp
- doc Thuốc Halls Defense® - Điều trị thiếu vitamin C
- doc Thuốc Halls® Mentho-Lyptus® Drops - Làm dịu các cơn ho
- doc Halobetasol - Điều trị các vấn đề về da
- doc Thuốc Halofantrine - Điều trị bệnh sốt rét
- doc Thuốc Haloperidol - Điều trị các rối loạn tâm thần
- doc Thuốc Halothan - Gây mê đường hô hấp