Hội chứng Bardet-Biedl - Bệnh dị tật các ngón tay chân

Mời các bạn tìm hiểu về Hội chứng Bardet-Biedl bao gồm: công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cảnh báo, tương tác thuốc và đối tượng dùng thuốc trên eLib.VN . Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích dành cho mọi người.

Hội chứng Bardet-Biedl - Bệnh dị tật các ngón tay chân

1. Định nghĩa

Hội chứng Bardet-Biedl là gì?

Hội chứng Bardet-Biedl (BBS) là một bệnh di truyền ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể. Những người bị hội chứng này bị mất thị lực tiến triển do loạn dưỡng tế bào nón và que; dư ngón tay hoặc ngón chân (dị tật thừa ngón); béo phì vùng thân; giảm chức năng tuyến sinh dục nam (thiểu năng sinh dục); bất thường ở thận và học tập khó khăn.

Mức độ phổ biến của hội chứng Bardet-Biedl?

Hội chứng Bardet-Biedl là một tình trạng hiếm. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Bardet-Biedl ?

Các triệu chứng phổ biến của hội chứng Bardet-Biedl là:

Xung điện võng mạc bất thường Thiểu năng trí tuệ Loạn sản thận với nhiều nang Béo phì Bệnh sắc tố võng mạc Dị tật thừa ngón Tăng huyết áp  Thiểu năng sinh dục Thiểu sản dương vật Thiểu sản buồng trứng Rung giật nhãn cầu Tầm vóc thấp Không có tế bào ganglia ở đại tràng Tinh hoàn lạc chỗ Mí mắt xiên xuống Dính các ngón tay Rậm lông toàn thân Khiếm thính Xơ gan Tai thấp và xoay ra phía sau Lông mày mọc nhiều hướng Hội chứng thận hư Dây thần kinh phát âm suy yếu Sống mũi to Cổ ngắn Cơ xương teo Bất thường ở thận Bất thường ở buồng trứng Loạn thị Đục thủy tinh thể Bệnh thiên đầu thống Đầu to Dương vật nhỏ Cận thị Loạn dưỡng tế bào nón-que Âm đạo hẹp Hen suyễn Mất điều hòa Thừa kế tính trạng lặn Bất thường đường dẫn mật Ngón tay và ngón chân ngắn Bàn chân to Mắt không có thấu kính bẩm sinh Giảm kích thước tinh hoàn Chậm phát triển ngôn ngữ Răng mọc lộn xộn Đái tháo đường Dị tật thừa ngón chân Dáng đi mất cân bằng Chậm phát triển toàn thân Vòm miệng cao và hẹp Rậm lông Răng không mọc Phì đại thất trái Đái tháo nhạt do thận Phối hợp kém Ngón tay chệch về xương quay Thoái hóa võng mạc Chân ngắn Học kém Lác Các ngón dính nhau

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Bardet-Biedl?

Nguyên nhân gây bệnh là do di truyền nhiễm sắc thể thường có đặc tính lặn. Điều này có nghĩa hội chứng chỉ xuất hiện trên người có đột biến ở cả hai bản sao của gen chịu trách nhiệm trong mỗi tế bào. Những người bị bệnh thường hưởng một bản đột biến gen từ bố hoặc mẹ, được gọi là người chuyên chở. Người mang một gen lặn thường không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào (họ không bị ảnh hưởng). Khi 2 người mang cùng một gen lặn có con, mỗi đứa trẻ có:

25% cơ hội bị ảnh hưởng 50% cơ hội trở thành người chuyên chở gen bệnh giống như bố mẹ 25% cơ hội vừa không bị ảnh hưởng, vừa không chuyên chở gen bệnh

Một số trường hợp (ít hơn 10%) dường như cần sự hiện diện của ít nhất ba đột biến để biểu hiện tính trạng này. Đây được gọi là thừa kế triallelic. Trong những trường hợp này, ngoài việc kế thừa đột biến gen từ cả bố và mẹ, trẻ cần thêm ít nhất một đột biến trong một gen khác mới xuất hiện bệnh.

4. Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng Bardet-Biedl?

Vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Bardet-Biedl?

Không có cách chữa trị cho hội chứng Bardet-Biedl. Điều trị thường tập trung giải quyết các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể của mỗi cá nhân:

Trong khi không có liệu pháp ngăn mất thị lực tiến triển, việc đánh giá sớm bởi một chuyên gia có thể giúp cung cấp các hỗ trợ về thị lực và học cách di chuyển. Bên cạnh đó, bạn cũng cần giáo dục trẻ em bị ảnh hưởng lập kế hoạch khi bị mù trong tương lai. Quản lý bệnh béo phì có thể bao gồm bổ sung kiến thức, chế độ ăn uống, tập thể dục và các liệu pháp hành vi bắt đầu từ khi còn nhỏ. Các biến chứng của béo phì như cholesterol cao bất thường và đái tháo đường thường được quản lý  như trong dân số nói chung. Quản lý khuyết tật trí tuệ bao gồm can thiệp sớm, giáo dục đặc biệt và ngôn ngữ trị liệu khi cần thiết. Nhiều người lớn bị ảnh hưởng có thể phát triển các kỹ năng sống độc lập. Mặc dù cấy ghép thận đã thành công, các thuốc ức chế miễn dịch sử dụng sau khi cấy ghép có thể làm tăng bệnh béo phì. Bệnh nhân cũng có thể cần phẫu thuật cho dị tật thừa ngón (dư ngón tay và/hoặc ngón chân) hoặc các bất thường ở bộ phận sinh dục. Khi trẻ tiếp cận tuổi dậy thì, nồng độ hormone nên được theo dõi để xác định xem liệu pháp thay thế hormone có cần thiết không. Ngoài ra, không nên giả định các cá nhân bị ảnh hưởng sẽ vô sinh, vì vậy nên hướng dẫn các biện pháp tránh thai cho họ.

5. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng Bardet-Biedl?

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin cơ bản. Các bạn có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn . Nhưng lời khuyên cho các bạn nên nghe lời tư vấn của bác sĩ để cách điều trị an toàn nhất.

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM