Thuốc Hydroxyprogesterone caproate - Giúp giảm nguy cơ sinh non

Tìm hiểu về thuốc Hydroxyprogesterone caproate trên eLib.VN sẽ cho bạn biết về công dụng, liều dùng, tác dụng phụ và những điều cần thận trọng khác.  Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích dành cho mọi người.

Thuốc Hydroxyprogesterone caproate - Giúp giảm nguy cơ sinh non

1. Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc hydroxyprogesterone caproate là gì?

Hydroxyprogesterone caproate được sử dụng ở những phụ nữ đang mang thai một em bé và những phụ nữ đã từng sinh non. Thuốc được sử dụng để giúp làm giảm nguy cơ sinh con thiếu tháng. Hydroxyprogesterone là một dạng hormon nữ nhân tạo (progestin). Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu về cách thức thuốc hoạt động để ngăn ngừa sinh non.

Hydroxyprogesterone caproate không được sử dụng để dự phòng sinh non ở phụ nữ mang thai có nhiều em bé (như sinh đôi, sinh ba). Thuốc cũng không được sử dụng để dừng sinh non chủ động.

Bạn nên dùng thuốc hydroxyprogesterone caproate như thế nào?

Thuốc này được tiêm vào khu vực đùi (khu vực bên trên mông) bởi nhân viên y tế, thường một lần một tuần (mỗi 7 ngày) hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn sẽ bắt đầu được tiêm thuốc vào bất kỳ thời gian nào từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Bạn sẽ tiếp tục được tiêm mỗi tuần một lần cho đến tuần 37 của thai kỳ hoặc khi bạn sinh em bé, tuỳ tình trạng nào xảy ra trước.

Bạn nên bảo quản thuốc hydroxyprogesterone caproate như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy,  bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và  thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt  thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc  công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

2. Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc hydroxyprogesterone caproate cho người lớn như thế nào?

Nhân viên y tế liều sẽ giúp bạn tiêm bắp liều 250 mg (1 ml) một lần mỗi tuần (mỗi 7 ngày).

Bạn có thể bắt đầu điều trị từ giữa 16 tuần, 0 ngày và 20 tuần, 6 ngày của thai kỳ.

Sau đó, bạn sẽ tiếp tục dùng thuốc một lần mỗi tuần cho đến tuần 37 (qua 36 tuần, 6 ngày) của thời kỳ mang thai hoặc sinh con, tuỳ tình trạng nào đến trước.

Liều dùng thuốc hydroxyprogesterone caproate cho trẻ em như thế nào?

Hydroxyprogesterone caproate không được chỉ định dùng ở trẻ em. Hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng thuốc đối với trẻ em dưới 16 tuổi vẫn chưa được chứng minh.

Thuốc hydroxyprogesterone caproate có những dạng và hàm lượng nào?

Hydroprogesteron caproate có dạng và hàm lượng là: dầu tiêm bắp: 250mg/ml (5ml).

3. Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc hydroxyprogesterone caproate?

Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn mắc bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

Tê hoặc suy nhược đột ngột, đặc biệt là ở một bên của cơ thể; Sưng, rỉ máu, chảy máu, hoặc đau tại nơi tiêm thuốc; Đau đầu nặng đột ngột, rối loạn, vấn đề với thị lực, lời nói hoặc cân bằng; Đau, sưng, nóng, hoặc đỏ ở một hoặc cả hai chân; Vàng da ( hoặc mắt); Sưng trong tay, mắt cá chân hoặc bàn chân; Triệu chứng của bệnh trầm cảm (khó ngủ, suy nhược, thay đổi tâm trạng).

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:

Ngứa nhẹ; Buồn nôn, tiêu chảy; Đau, bầm tím, ngứa, sưng hoặc có một cục cứng nơi tiêm thuốc.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

4. Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc hydroxyprogesterone caproate bạn nên biết những gì?

Trước khi sử dụng hydroxyprogesterone caproate, báo với bác sĩ nếu bạn:

Chảy máu âm đạo bất thường nhưng chưa khám bác sĩ; Bệnh gan hoặc ung thư gan; Ung thư có liên quan hormon như ung thư vú hoặc ung thư tử cung; Tăng huyết áp nặng hoặc không kiểm soát được; Có tiền sử vàng da do mang thai; Có tiền sử đột quỵ, đông máu hoặc các vấn đề tuần hoàn.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc B đối với thai  kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

A= Không có nguy cơ; B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu; C = Có thể có nguy cơ; D = Có bằng chứng về nguy cơ; X = Chống chỉ định; N = Vẫn chưa biết.

5. Tương tác thuốc

Thuốc hydroxyprogesterone caproate có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Acetaminophen (Tylenol®); Alosetron (Lotronex®); Betaxolol (Kerlone®) hoặc propranolol (Inderal®, InnoPran®); Cyclophosphamide (Gengraf®, Neoral®, Sandimmune®); Efavirenz (Sustiva®, Atripla®); Methadone (Methadose®, Diskets®, Dolophine®); Mexiletin (Mexitil®); Nicotine (Nicorette®, Commit®, Habitrol®, Nicotrol®, Nicoderm®); Rifabutin (Mycobutin®) hoặc rifampin (Rifater®, Rifadin®, Rifamate®); Riluzole (Rilutek®); Ropinirole (Requip); Selegilin (ELDEPRYL, Emsam®, Zelapar®); Tacrine (Cognex®); Thuốc chống trầm cảm như bupropion (Wellbutrin®), clomipramine (Anafranil®), doxepin (Adapin®, Sinequan®), duloxetine (Cymbalta®), fluvoxamine (Luvox®) hoặc mirtazepine (Remeron®); Thuốc trị hen suyễn như aminophylline (Phyllocontin®, Truphylline®) hoặc theophylline (Elixophyllin®, Theo-24®, Theochron®, Uniphyl®); Thuốc trị ung thư như dacarbazine (DTIC-Dome®), flutamide (Eulexin®) hoặc irinotecan (Camptosar®); Thuốc để điều trị các rối loạn tâm thần, chẳng hạn như clozapine (Clozaril®, FazaClo®), pimozide (Orap®), promethazine (Phenergan®), thiothixen (Navane®) hoặc trifluoperazine (Stelazine®); Thuốc giãn cơ, chẳng hạn như cyclobenzaprine (Flexeril®) hoặc tizanidine (Zanaflex®).

Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc hydroxyprogesterone caproate không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc hydroxyprogesterone caproate?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

Chảy máu âm đạo bất thường; Rối loạn đông máu hoặc có tiền sử; Ung thư vú, thể hoạt động hoặc có tiền sử; Ứ mật (vấn đề mật) trong khi mang thai; Tăng huyết áp không kiểm soát được; Bệnh gan, bao gồm các khối u hoặc ung thư – không nên sử dụng cho những bệnh nhân với những tình trạng này; Hen suyễn; Tiền sử trầm cảm; Bệnh đái tháo đường, hoặc tiền sử gia đình; Bệnh động kinh hoặc co giật hoặc có tiền sử; Giữ nước (sưng hay phù nề); Vấn đề về tim; Tăng huyết áp kiểm soát; Vấn đề về thận; Đau nửa đầu; Tiền sản giật (tăng huyết áp trong thai kỳ và quá nhiều protein trong nước tiểu) – bệnh nhân mắc những tình trạng này nên được theo dõi cẩn thận trong khi dùng thuốc này.

6. Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn nếu bạn bỏ lỡ một lần tiêm thuốc hydroxyprogesterone caproate.

Các bài viết của eLib.VN chỉ mang  tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ngày:28/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM