Luận văn: Quan hệ công chúng (PR) - công cụ hỗ trợ kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO

Luận văn Quan hệ công chúng (PR) - công cụ hỗ trợ kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hoạt động PR. Nghiên cứu tình hình ứng dụng hoạt động PR trong các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động kinh doanh xuất khẩu, những điều đã làm đƣợc và chưa làm được trong quá trình ứng dụng hoạt động này. 

Luận văn: Quan hệ công chúng (PR) - công cụ hỗ trợ kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài 

Trên thực tế, nghề PR đã du nhập vào nƣớc ta từ khoảng những năm 90 của thế kỷ 20 và đang được xem là một trong những ngành nghề được ưa chuộng bởi sự mới mẻ, năng động và thu nhập cao cho người theo nghề này. Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động PR tại Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, mới chỉ tập trung ở một số mảng riêng lẻ. Chính vì những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Quan hệ công chúng (PR) - công cụ hỗ trợ kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hoạt động PR.

Nghiên cứu tình hình ứng dụng hoạt động PR trong các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động kinh doanh xuất khẩu, những điều đã làm đƣợc và chưa làm được trong quá trình ứng dụng hoạt động này.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hoạt động này, biến hoạt động này trở thành một vũ khí lợi hại cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam

1.3  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động PR trong các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất khẩu sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các doanh nghiệp Việt Nam

1.4  Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu dựa trên việc tổng hợp và phân tích các thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn các nhau như trên Internet, sách, báo, tạp chí…Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng các bảng, biểu đồ, kết hợp với phương pháp hệ thống hóa thông tin một cách hiện đại để mang tới cho người đọc một cái nhìn mang tính cụ thể và dễ tiếp cận.

2. Nội dung

2.1 Lý luận chung về PR – công cụ hỗ trợ xuất khẩu của các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất khẩu

Khái quát chung về PR

Nội dung hoạt động của PR

Tính tất yếu việc sử dụng PR trong hoạt động KDXK của các DNVN

2.2 Thực trạng ứng dụng hoạt động PR dưới góc độ hỗ trợ xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất khẩu

Khái quát thực trạng ứng dụng hoạt động PR tại Việt Nam

Thực trạng ứng dụng hoạt động PR trong các DNVN KDXK

Đánh giá tình hình ứng dụng hoạt động PR trong kinh doanh xuất khẩu

2.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động PR trong kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam

Một số mô hình ứng dụng PR thành công trong KDXK của các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam

Các yêu cầu cơ bản nhằm nâng cao tác dụng của hoạt động PR trong kinh doanh xuất khẩu

Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng và tác dụng của hoạt động PR trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam

3. Kết luận

Thông qua những phân tích trong khóa luận này, có thể thấy, các DNVN nói chung và DNVN KDXK nói riêng, trong hơn 10 năm qua, dù chưa khai thác đƣợc tối đa những lợi ích ứng dụng PR trong hoạt động kinh doanh của mình, nhƣng những nỗ lực khẳng định mình khi tiến quân ra thị trường nước ngoài đã có được thành công nhất định. Điều này phần nào được thể hiện thông qua sự đánh giá cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước về sản phẩm “made in Vietnam”, hay thông qua tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu, hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam trong con mắt của bạn bè quốc tế được cải thiện…. Có nhiều nguyên nhân lý giải vì sao các DNVN chƣa khai thác hiệu quả các tác dụng của hoạt động PR. Đó không chỉ là do nhiều doanh nghiệp chưa hiểu đúng và nhận thức đầy đủ về PR, thiếu đội ngũ nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, chưa có hành lang pháp lý, mà còn là do thiếu sự hỗ trợ hiệu quả, khả năng liên kết còn lỏng lẻo giữa chính phủ, các cơ quan, tổ chức XTTM, hiệp hội ngành nghề và các doanh nghiệp. 

4. Tài liệu tham khảo

Đinh Thị Thúy Hằng (2008), PR lý luận & ứng dụng, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội

Việt Hoa (2007), Đường vào nghề: PR, Nhà xuất bản Trẻ

Frank Jefkins (2008) – dịch giả: Nguyễn Thị Phương Anh và Ngô Anh Thư, Phá vỡ bí ẩn PR, Nhà xuất bản Trẻ

Gerry McCusker (2007), Nguyên nhân & bài học từ những thất bại PR nổi tiếng trên thế giới, Nhà xuất bản Trẻ

Phạm Quốc Hưng (2009), PR là sống, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

Philip Henslowe (2007) – dịch giả: Trung An, Những bí quyết căn bản để thành công trong PR, Nhà xuất bản Trẻ

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thương mại trên ---

Ngày:16/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM