Địa lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Môi trường ngày càng ô nhiễm. Thiên tai ngày càng gia tăng. Đó chính là những mối nguy hại đối với con người. Đứng trước tình trạng đó chúng ta cần phải làm như thế nào? Mời các bạn cùng đến với bài học bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.

Địa lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bảo vệ môi trường

- Thực trạng

  • Mất cân bằng sinh thái.
  • Ô nhiễm môi trường : Đất,nước,không khí...

- Nguyên nhân

  • Do con người khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Rác thải của đời sống và sản xuất (CN, NN, GTVT…).

- Biện pháp

  • Sử dụng tài nguyên hợp lí, đảm bảo chất lượng môi trường sống của con người và sự phát triển bền vững.

1.2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

a. Bão

- Hoạt động của bão ở Việt Nam:

  • Thời gian hoạt động từ tháng VI, kết thúc vào tháng XI, bão hoạt động mạnh vào tháng VIII , IX và X
  • Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
  • Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.
  • Trung bình mỗi năm có 8 cơn bão. 

- Hậu quả của bão:

  • Mưa lớn trên diện rộng, gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông. . .
  • Thủy triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển.
  • Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa, cầu cống, cột điện cao thế...
  • Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.

- Biện pháp phòng chống bão:

  • Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của cơn bão.
  • Thông báo cho tàu thuyền đánh cá trở về đất liền.
  • Củng cố hệ thống đê kè ven biển.
  • Sơ tán dân khi có bão mạnh.
  • Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.

b. Ngập lụt

- Khu vực điễn ra: Trên các vùng đồng bằng. Trong đó nghiêm trọng nhất là ĐB Sông Hồng.

- Nguyên nhân:

  • ĐBSH: Do diện mưa bão rộng, mặt đất thấp, xung quanh có đê sông, đê biển bao bọc và mật độ xây dựng cao.
  • ĐBSCL: chủ yếu do triều cường
  • ĐB ven biển miền Trung: do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

- Biện pháp:

  • Làm các công trình ngăn lũ và thủy triều
  • Bảo vệ rừng

c. Lũ quét

- Khu vực diễn ra: Khu vực đồi núi, lưu vực sông suối có địa hình chia cắt mạnh… Thông thường, vào khoảng từ tháng 6 – 10 lũ quét diễn ra ở miền Bắc. Còn từ tháng 10 – 12 lũ quét diễn ra ở miền Nam.

- Hậu quả:

  • Làm mất lớp phủ thực vật đầy màu mỡ
  • Đất đai bị xói mòn, sạt lở.

- Biện pháp:

  • Hiện tượng thiên tai bất ngờ nên quy hoạch các điểm dân cư tránh xa các vùng có thể xảy ra lũ quét.
  • Bảo vệ rừng, sử dụng và cải tạo đất đai hợp lí.
  • Thực hiện các biện pháp thủy lợi, nông nghiệp trên những vùng đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy bề mặt và sói mòn.

d. Hạn hán

- Khu vực diễn ra: Ở các vùng có lượng mưa ít hoặc những vùng có mùa khô sâu sắc như: Nam Bộ, Tây Nguyên, cực Nam Trung Bộ,…

- Hậu quả:

  • Hạn hán dẫn đến tình trạng thiếu nước, gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt của người dân.
  • Là nguyên nhân lớn nhất gây ra cháy rừng.

- Biện pháp:

  • Trồng rừng, bảo vệ rừng, nhất là khu vực rừng đầu nguồn.
  • Xây dựng các công trình thủy lợi như hồ, đập để giữ nước.

đ. Các thiên tai khác

  • Động đất thường diễn ra ở khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và vùng ven biển Nam Trung Bộ.
  • Các loại thiên tai khác như lốc, mưa dá, sương muối.
  • Hậu quả: Gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân.

1.3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường

  • Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái quyết định đến đời sống con người.
  • Đảm bảo sự giàu có của nguồn gen.
  • Sử dụng hợp lý tài nguyên trong giới hạn khôi phục được.
  • Đảm bảo chất lượng môi trường.
  • Ổn định dân số.
  • Ngăn ngừa ô nhiễm, kiểm soát và cải tạo môi trường.

2. Luyện tập

Câu 1: Hãy nêu nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường và các biểu hiện của tình trạng này ở nước ta?

Gợi ý làm bài

- Nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường:

  • Do rừng bị tàn phá quá nhiều.
  • Biến đổi khí hậu
  • Ô nhiễm môi trường,…

- Biểu hiện của tình trạng này:

  • Sự gia tăng các thiên lai bão lụt, hạn hán
  • Sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu.

Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân ô nhiễm ở môi trường đô thị và nông thôn?

Gợi ý làm bài

- Nguyên nhân gây ô nhiễm ở nông thôn:

  • Chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp: Chăn nuôi, thuốc trừ sâu, phân hóa học…
  • Chất thải từ các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ.

- Nguyên nhân gây ô nhiễm ở thành thị:

  • Rác thải, nước thải từ các nhà máy cũng như các hộ gia đình.
  • Lượng khói bụi lớn từ các phương tiện tham gia giao thông và các nhà máy.

Câu 3: Vùng đồng bằng nào ở nước ta hay vị ngập lụt? Vì sao?

Gợi ý làm bài

Ngập lụt diễn ra trên tất cả các đồng bằng ở nước ta. Tuy nhiên, vùng hay bị ngập lụt nhất đó chính là :

  • Đồng bằng sông Hồng: Do diện mưa bão rộng, mặt đất thấp, xung quanh có đê sông, đê biển bao bọc và mật độ xây dựng cao.
  • Đồng bằng sông Cửu Long: chủ yếu do triều cường
  • Đồng bằng ven biển miền Trung: do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

Câu 4: Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam?

Gợi ý làm bài

Mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam vì:

+ Ở miền Bắc mùa khô không kéo dài, nó chỉ diễn ra trong khoảng 3 – 4 tháng do vào đầu mùa đông có hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới, giữa và cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc qua biển mang đến một lượng mưa khá dồi dào, đặc biệt ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, chủ yếu mưa phùn.

+ Còn ở miền Nam mùa khô thường kéo dài 4- 5 tháng. Thậm chí có những vùng mùa khô còn kéo dài đến 6 – 7 tháng. Mùa khô ở đây rất khô và nóng, độ ẩm không khí thấp lại thấp do gió Tín Phong vượt dãy Trường Sơn Nam gây ra hiệu ứng phơn.

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Địa lý 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

  • Hiểu được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất).
  • Nắm được sự phân bố hoạt động của một số loại thiên tai chủ yếu (bão,ngập lụt lũ quét, hạn hán, động đất) thường xuyên gây tác hại đến đời sống kinh tếở nước ta. Biết cách phòng chống đối với mỗi loại thiên tai.
  • Hiểu được nội dung chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và mới trường.
Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bài học Địa lý 12

AANETWORK
AANETWORK