Địa lí 12 Bài 38: TH: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với TDMNBB

Để biết được những nét tương đồng và khác biệt về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa Tây Nguyên và Trung du, miền núi Bắc Bộ, chúng ta cùng đến với bài thực hành ngày hôm nay.

Địa lí 12 Bài 38: TH: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với TDMNBB

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu

  • Rèn kĩ năng tính toán số liệu, vẽ biểu đồ.
  • Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu để rút ra những nhận xét cần thiết.
  • Củng cố kiến thức đã học về hai vùng Tây Nguyên, Tung du và miền núi Bắc Bộ.

1.2. Dụng cụ

  • Atlat địa lí Việt Nam.
  • Các dụng cụ học tập: máy tính bỏ túi, bút chì, thước kẻ.

2. Nội dung tiến hành

2.1. Hoạt động 1: Vẽ biểu đồ thể hiện qui mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, trung du miền núi Băc bộ và Tây Nguyên năm 2005

Cho bảng số liệu:

Bảng 38.1. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005

(Đơn vị: nghìn ha)

Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005.

Gợi ý làm bài

- Tính toán, xử lí số liệu

+ Công thức tính:

Tỉ trọng của giá trị thành phần =(giá trị thành phần)/(tổng giá trị).100%

+ Áp dụng công thức:

Tỉ trọng diện tích cây cà phê (cả nước) = (Diện tích cây cà phê)/(Diện tích cây công nghiệp lâu năm).100% 

Ta được kết quả ở bảng sau: (đơn vị %)

Tính bán kính hình tròn (R):

+ Công thức tính:

  • Gọi bán kính hình tròn là R
  • Đặt bán kính năm đầu tiên (R1) = 1 đơn vị bán kính
  • \({\text{Bán kính năm sau (R năm sau)}}\, = \sqrt {\frac{{\text{Giá trị năm sau}}}{{\text{Giá trị năm đầu tiên}}}} ({\text{đơn vị bán kính}})\)
  • \(\text{Đặt} R_{{\text{TDMN}}} = 1 \text{(đơn vị bán kính)}\)

        - \(R_{\text{Tây Nguyên}} = \sqrt{ \frac{\text{Diện tích cây CN lâu năm Tây Nguyên}}{\text{Diện tích cây CN lâu năm TDMN Bắc Bộ}}} = \sqrt{ \frac{634.3}{91}} = 2.64 \text{(đơn vị bán kính)}\)

        -\(R_{\text{cả nước}} = \sqrt{ \frac{\text{Diện tích cây CN lâu năm cả nước}}{\text{Diện tích cây CN lâu năm TDMN Bắc Bộ}}} = \sqrt{ \frac{1633.6}{91}} = 4.24 \text{(đơn vị bán kính)}\)

- Vẽ biểu đồ

 Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005

2.2. Hoạt động 2:  Nhận xét và giải thích về những sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa trung du miền núi BB với Tây Nguyên

Gợi ý làm bài

Nhận xét:

- Giống nhau:

+ Về quy mô: là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước (cả về diện tích và sản lượng), đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm.

+ Trong cơ cấu cây CN lâu năm đều có cà phê, chè.

⟹ Giải thích:

+ Cả hai vùng đều có diện tích đất canh tác cây công nghiệp lâu năm rộng lớn, thuận lợi. (đất feralit vùng đồi trung du và đất badan trên bề mặt cao nguyên rộng lớn).

+ Khí hậu phù hợp, nguồn nước dồi dào.

+ Cây chè thích hợp với khí hậu ôn đới ở vùng đồi phía Bắc và các cao nguyên badan ở Tây Nguyên.

+ Người dân có kinh nghiệm trong trồng, sản xuất cây công nghiệp lâu năm, chính sách của nhà nước, thị trường rộng lớn…

- Khác nhau:

Do cả hai vùng có sự khác nhau về điều kiện sản xuất (tự nhiên và kinh tế xã hội):

Giải thích:

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

 + Tự nhiên :

  • Vùng có địa hình đồi trung du kết hợp đất feralit màu mỡ, nguồn nước dồi dào và khí hậu phân hóa đa dạng, có một mùa đông lạnh.

⟹ Thuận lợi cho phát triển cây lâu năm, khí hậu có một mùa đông lạnh thích hợp để phát triển cây trồng nguồn gốc cận nhiệt (tiêu biểu là cây chè).

  • Tuy nhiên diện tích đất canh tác ít hơn so với Tây Nguyên.

+ Kinh tế - xã hội :

  • Là nơi cư trú của dân tộc ít người, có kinh nghiệm canh tác sản xuất (đặc biệt là cây chè).
  • Cơ sở vật chất hạ tầng còn khó khăn, cơ sở chế biến đang được phát triển nhưng vẫn còn hạn chế.

- Vùng Tây Nguyên:

+ Tự nhiên:

  • Vùng hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi và tập trung với quy mô lớn: có các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, đất đỏ badan, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nguồn nhiệt dồi dào…

⟹ Điều kiện cần để hình thành các vùng chuyên canh với quy mô lớn và tập trung.

  • Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm phù hợp với điều kiện sinh thái của cà phê và cao su.

+ Kinh tế - xã hội :

  • Dân cư chủ yếu là dân nhập cư, cần cù chịu khó, có kinh nghiệm trong canh tác cây công nghiệp lâu năm (cây cà phê)
  • Chính sách phát triển của nhà nước (hỗ trợ vay vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi).
  • Các cơ sở chế biến tại chỗ được đầu tư ngày càng nhiều, góp phần bảo quản, nâng cao chất lượng nông sản ⟹ thúc đẩy sản xuất phát triển.

2.3. Hoạt động 3: Tính tỉ trọng trâu bò trong tổng đàn trâu bỏ cả nước

Cho bảng số liệu (bảng 38.2 trang 175 sgk Địa lí 12)

b) Dựa vào bản đồ giáo khoa treo tường Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và các kiến thức đã học, hãy cho biết :a) Hãy tính tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu, bò cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

- Tại sao hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn ?

- Thế mạnh này được thể hiện như thế nào trong tỉ trọng của hai vùng so với cả nước ?

- Tại sao ở Trung du miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?

Gợi ý làm bài

a) Tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu, bò của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên

- Công thức tính:

\(\text{Tỉ trọng thành phần} = \frac{\text{Giá trị thành phần}}{\text{Tổng giá trị}}\text{.100%}\)

- Áp dụng công thức:

\(\text{Tỉ trọng đàn trâu của cả nước} = \frac{\text{Số đàn trâu của cả nước}}{\text{Tổng số đàn trâu bò của cả nước}}\text{.100%} = \frac{2922.2}{8462.9}.\text{100%} = \text{34,5%} \)

Tương tự ta tính được kết quả ở bảng sau:

b)

- Hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn vì :

+ Có nhiều thế mạnh về điều kiện tự nhiên: vùng đồi núi, cao nguyên với các đồng cỏ rộng lớn thuận lợi để chăn thả gia súc lớn (trâu, bò).

+ Khí hậu thích hợp với điều kiện sinh trưởng của trâu, bò: vùng TDMN Bắc Bộ khí hậu lạnh phù hợp với điều kiện sống của bò, ngược lại Tây Nguyên khí hậu nhiệt đới nắng nóng thuận lợi cho sự sinh trưởng của đàn trâu.

+ Người dân là đồng bào dân tộc ít người, cần cù chịu khó, có kinh nghiệm chăn thả gia súc lớn.

+ Đáp ứng nhu cầu về phân bón, sức kéo cho người dân nơi đây.

+ Nhu cầu ngày càng lớn của thị trường và vùng lân cận về thịt, sữa (Trung du Bắc Bộ với thị trường lớn ở Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên với thị trường vùng Đông Nam Bộ).

- Thế mạnh chăn nuôi trâu, bò của hai vùng được thể hiện trong tỉ trọng so với cả nước như sau :

+ Về đàn trâu : cả hai vùng chiếm tới 60% trong tổng đàn trâu cả nước (Trung du Bắc Bộ là 57,5% và Tây Nguyên là 2,5%).

+ Về đàn bò : hai vùng chiếm 27,3% đàn bò cả nước (Trung du Bắc Bộ là 16,2% và Tây Nguyên là 11,1%).

- Trung du miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại vì :

+ Trung du miền núi Bắc Bộ có khí hậu lạnh vào mùa đông, trâu có khả năng chịu rét, ẩm ướt giỏi hơn bò, thích hợp chăn thả.

+ Tây Nguyên có khí hậu khô hạn, nóng thích hợp với điều kiện sinh thái của bò.

3. Kết luận 

Sau khi học xong bài này các em cần nắm các nội dung sau:

- Kĩ năng tính toán số liệu, vẽ biểu đồ.

- Kĩ năng phân tích số liệu để rút ra những nhận xét cần thiết.

- Kiến thức đã học về hai vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Ngày:09/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM