Địa lí 12 Bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

Ngành nông nghiệp nước ta bao gồm có hai ngành chính đó là trồng trọt và chăn nuôi. Mỗi ngành đã và đang có những sự chuyển dịch nhất định. Vậy ngành trồng trọt đang có sự chuyển dịch cơ cấu như thế nào? Hi vọng bài thực hành hôm nay, phần nào giúp các bạn hiểu được điều đó.

Địa lí 12 Bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu

- Biết tính toán số liệu và rút ra những nhận xét cần thiết.

- Củng cố kiến thức đã học ngành trồng trọt.

1.2. Dụng cụ

- Tư liệu về dân cư Ô-xtrây-li-a

2. Nội dung tiến hành

2.1. Hoạt động 1: Tốc độ tăng trưởng

Dựa vào bảng số liệu:

a) Hãy tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990 = 100%).

b) Dựa trên số liệu vừa tính, hãy vẽ trên cùng hệ trục tọa độ các đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng.

c) Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi trên phản ánh điều gì trong sản xuất lương thực và trong việc phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới?

Gợi ý làm bài

a) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990 = 100%).

- Công thức tính:

+ Lấy năm đầu tiên làm năm gốc.

+ Tốc độ tăng trưởng năm sau = (giá trị sản xuất năm sau)/(giá trị sản xuất năm gốc).100%

- Áp dụng công thức

+ Lấy năm 1990 làm năm gốc, tốc độ tăng trưởng năm 1990 = 100%

+ Tốc độ tăng trưởng lương thực năm 1995 = (giá trị sản xuất lương thực năm 1995)/(giá trị sản xuất lương thực năm 1990).100% = (42110,4/33289,6).100% = 126,5%

⟹ Tương tự, ta tính được kết quả ở bảng sau:

b) Vẽ biểu đồ:

- Khoảng cách năm không đều nhau

- Chú ý: tên biểu đồ, chú giải, đơn vị đầy đủ.

c) Nhận xét:

-  Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi giá trị sản xuất ngành trồng trọt:

+ Cây công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (382,3 % năm 2005), tiếp đến là rau đậu (256,8%), cả hai nhóm này đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn ngành trồng trọt nói chung (217,6%). Tỉ trọng cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có xu hướng tăng lên.

+ Cây lương thực, cây ăn quả và các loại cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt (lần lượt là 191.8%;160,0% và 142.3%). Tỉ trọng ba nhóm cây này trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có xu hướng giảm.

- Sự thay đổi trên phản ánh:

+ Trong sản xuất lương thực, thực phẩm đã có sự đa dạng hóa sản phẩm, các loại rau đậu được đẩy mạnh phát triển.

+ Nền nông nghiệp nhiệt đới ngày càng được phát huy thế mạnh với việc tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.

2.2. Hoạt động 2: Phân tích xu hướng biến động

Cho bảng số liệu:

a) Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ năm 1975 – 2005.

b) Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp có liên quan như thế nào đến sự thay đổi trong phân bố sản xuất cây công nghiệp?

Gợi ý làm bài

Để phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm trong khoảng thời gian 1975 - 2005, cũng như phục vụ cho câu hỏi b), cần tính toán, xử lí số liệu, lập thành bảng mới như sau:

Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp  ở nước ta, giai đoạn 1975 - 2005 (%)

a) Nhận xét:

- Tổng diện tích cây công nghiệp nước ta tăng khá nhanh từ 382,9 lên 2495,1 nghìn ha (gấp 6,5 lần).

- Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hằng năm:

+ Cây công nghiệp lâu năm tăng từ 172,8 lên 1633,6 nghìn ha (gấp 9,4 lần).

+ Cây hằng năm tăng từ 210,1 lên 861,5 nghìn ha (gấp 4 lần).

- Về sự thay đổi cơ cấu diện tích:

+ Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp hằng năm giảm từ 54,9% (1975) xuống 34,5% (2005).

+ Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm tăng từ 45,1 % (1975) lên 65,5 % (2005).

b) Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp có liên quan rõ nét đến sự thay đổi trong phân bố sản xuất cây công nghiệp:

- Trong những năm sau đổi mới, nước ta hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhằm khai thác thế mạnh từng vùng: Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta, vì vậy mà diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng lên nhanh chóng

- Cây công nghiệp hằng năm vẫn tiếp tục được phát triển nhưng ít hơn so với cây công nghiệp lâu năm.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần nắm:

- Củng cố kiến thức đã học về ngành trồng trọt.

- Biết tính toán số liệu, vẽ biểu đồ và rút ra những nhận xét cần thiết.

Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM