Địa lí 12 Bài 34: TH: Phân tích mối quan hệ giữa dân số đối với sản xuất lương thực ở ĐBSH

Với bài thực hành sau đây, các em học sinh sẽ hoàn thành bài tập xử lí số liệu, nhận xét và giải thích các vấn đề: Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 1995 và năm 2005. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Địa lí 12 Bài 34: TH: Phân tích mối quan hệ giữa dân số đối với sản xuất lương thực ở ĐBSH

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu

- Củng cố kiến thức trong bài 33 (vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH.

- Biết được sức ép nặng nề về dân số ở ĐBSH.

- Hiểu được mối quan hệ giữa dân số với sx lương thực và tìm ra hướng giải quyết.

1.2. Dụng cụ

- Atlat địa lí 12.

- Bản đồ tự nhiên, kinh tế Việt Nam.

2. Nội dung tiến hành

2.1. Hoạt động 1: Tốc độ tăng trưởng

Cho bảng số liệu:

Bảng 34. Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 1995 và năm 2005.

Tính tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu. Só sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trên giữa Đồng bằng sông Hồng với cả nước.

Gợi ý làm bài

 Tính tốc độ tăng trưởng và so sánh

- Công thức tính:

+ Lấy năm đầu tiên làm năm gốc.

+ Tốc độ tăng trưởng năm sau = (Giá trị năm sau)/(Giá trị năm gốc).100%

- Áp dụng công thức: 

+ Lấy năm 1995 làm năm gốc (năm 1995 = 100%)

+ Tốc độ tăng trưởng số dân đồng bằng sông Hồng (2005) = (Số dân ĐBS. Hồng năm 2005)/(Số dân ĐBS. Hồng năm 1995).100% = 18028/16137.100% = 111,7%

Tương tự ta tính được kết quả ở bảng sau:

So sánh với cả nước:

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của Đồng bằng sông Hồng thấp hơn cả nước.

- Về số dân: đồng bằng sông Hồng có tốc độ phát triển là 111,7%, trong khi cả nước là 115,4%.

- Về diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt: tốc độ tăng của đồng bằng sông Hồng rất thấp, chỉ đạt 109,3% trong khi cả nước là 114,4%.

- Sản lương lương thực tăng nhanh nhất so với các chỉ tiêu còn lại, tuy nhiên vẫn tăng chậm hơn so với cả nước (122,1% < 151,6%).

- Bình quân lương thực có hạt cũng tăng chậm hơn cả nước (109,4% < 131,4%).

2.2. Hoạt động 2: Tính tỉ trọng của đồng bằng sông Hồng so với cả nước theo các chỉ số và nhận xét

Gợi ý làm bài

Tỉ trọng của đồng bằng sông Hồng so với cả nước: (đơn vị: %)

Nhận xét:

Nhìn chung trong tất cả các chỉ số thì đồng bằng sông Hồng đều chiếm một vị trí nhất định so với cả nước nói chung, tuy nhiên tỉ lệ các chỉ số này đang bị giảm dần.

- Về số dân: chiếm tỉ lệ khá lớn, hơn 1/5 só với cả nước và đang giảm dần (22,4% năm 1995 và 21,7% năm 2005).

- Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt chiếm 15,3% năm 1995 và đến năm 2005 giảm nhẹ còn 14,6%.

- Sản lượng lương thực có hạt chiếm tỉ lệ khá lớn so với cả nước và đang giả khá nhanh trong cơ cấu (năm 1995 là 20,4% và 2005 là 16,5%).

- Bình quân lương thực có hạt chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước nhưng đang giảm dần (năm 1995 là 91,2% và 2005 là 75,9%).

2.3. Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa dân số và việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng

Gợi ý làm bài

- Có thể thấy đồng bằng sông Hồng là vùng tập trung dân số lớn của cả nước, chiếm tới 21,7% (năm 2005). Tốc độ tăng dân số khá nhanh so với cả nước (năm 2005 là 111,7%).

- Tuy nhiên, các chỉ số về sản xuất lương thực của vùng có xu hướng giảm trong giai đoạn 1995 – 2005 (diện tích cây lương thực có hạt, sản lượng lương thực có hạt và bình quân lương thực có hạt trên đầu người).

- Giải thích:

+ Do sức ép của dân số nên bình quân lương thực có hạt giảm dần so với cả nước.

+ Các thiên tai như bão, lũ, hạn hán…cũng ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lương thực có hạt của vùng.

2.4. Hoạt động 4: Phương hướng giải quyết

Gợi ý làm bài

- Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình để giảm bớt gia tăng dân số.

- Đầu tư thâm canh, tăng vụ, áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật mới (giống mới) nhằm tăng năng suất, sản lượng lương thực.

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Nâng cao mức sống và giải quyết việc làm.

3. Kết luận 

Sau khi học xong bài này các em cần nắm các nội dung sau:

-  Xử lí và phân tích được số liệu theo yêu cầu của câu hỏi để rút ra những nhận xét cần thiết.

- Biết giải thích có cơ sở khoa học về mối quan hệ giữa dân số và sx lương thực ở ĐBSH.

- Tập đề xuất hướng giải quyết 1 cách định tính trên cơ sở vốn kiến thức đã có.

Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM