Toán 5 Chương 2 Bài: Khái niệm số thập phân

Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng do elib biên soạn và tổng hợp dưới đây. Với bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Khái niệm số thập phân, cùng với các bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng ghi nhớ kiến thức

Toán 5 Chương 2 Bài: Khái niệm số thập phân

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm số thập phân

a) 

1 dm hay \(\frac{1}{10}\)m còn được viết thành 0,1m.

1cm hay \(\frac{1}{100}\) m còn được viết thành 0,01m

1mm hay \(\frac{1}{1000}\) m còn được viết thành 0,001m

Các số thập phân \(\frac{1}{10}\), \(\frac{1}{100}\), \(\frac{1}{1000}\) được viết thành 0,1; 0,01; 0,001.

0,1 đọc là: không phẩy một; 0,1 = \(\frac{1}{10}\)

0,01 đọc là: không phẩy không một; 0,01 = \(\frac{1}{100}\)

0,001 đọc là: không phẩy không không một; 0,001 = \(\frac{1}{1000}\)

Các số 0,1; 0,01; 0,001 được gọi là số thập phân.

b) 

5 dm hay \(\frac{5}{10}\)m còn được viết thành 0,5m.

7cm hay \(\frac{7}{100}\) m còn được viết thành 0,07m

9mm hay \(\frac{9}{1000}\) m còn được viết thành 0,009m

Các số thập phân \(\frac{5}{10}\), \(\frac{7}{100}\), \(\frac{9}{1000}\) được viết thành 0,1; 0,01; 0,001.

0,5 đọc là: không phẩy một; 0,5 = \(\frac{5}{10}\)

0,07 đọc là: không phẩy không một; 0,07 = \(\frac{7}{100}\)

0,001 đọc là: không phẩy không không một; 0,009 = \(\frac{9}{1000}\)

Các số 0,5; 0,07; 0,009 được gọi là số thập phân.

1.2. Khái niệm số thập phân (tiếp theo)

2m 7dm hay 2\(\frac{7}{10}\) m được viết thành 2,7 m;

2,7 đọc là: hai phẩy bảy mét

8m56cm hay 8\(\frac{56}{100}\) m được viết thành 8,56m;

8,56m đọc là: tám bảy mươi sáu mét.

0m195mm hay 0m và \(\frac{195}{1000}\)m được viết thành 0,195m;

0,195m đọc là: không phẩy một trăm chín mươi lăm mét.

Các số: 2,7; 8,56; 0,195 cũng là số thập phân

Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách nhau bởi dấu phẩy.

Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.

Ví dụ 1:

Ví dụ 2:

2. Bài tập minh họa

Câu 1:  Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

8cm = \(\frac{8}{{100}}\) m = …m

6dm = \(\frac{6}{{10}}\) m = …m

8mm = \(\frac{8}{{1000}}\) m = …m

8g = \(\frac{8}{{1000}}\) kg = … kg

Hướng dẫn giải

8cm = \(\frac{8}{{100}}\) m = 0,08 m

6dm = \(\frac{6}{{10}}\) m = 0,6 m

8mm = \(\frac{8}{{1000}}\) m = 0,008 m

8g = \(\frac{8}{{1000}}\) kg = 0,008 kg

Câu 2: Viết thành phân số thập phân

0,8; 0,04; 0,007; 0,096; 0,204

Hướng dẫn giải

\(0,8 = \frac{8}{{10}}\)

\(0,04 = \frac{4}{{100}}\)

\(0,007 = \frac{7}{{1000}}\)

\(0,096 = \frac{{96}}{{1000}}\)

\(0,204 = \frac{{204}}{{1000}}\)

Câu 3: Cho các số thập phân sau

37,486; 204,047; 0,605

a) Nếu phần nguyên, phân thập phân của mỗi số

b) Viết ra cách đọc mỗi số đã cho.

Hướng dẫn giải

a)

Số thập phân 37,486 có phần nguyên là 37, phần thập phân là 486

Số thập phân 204,047 có phần nguyên là 204, phần thập phân là 047

Số thập phân 0,605 có phần nguyên là 0, phần thập phân là 605

b)

37,486: Ba mươi bảy phần bốn trăm tám mươi sáu

204,047: Hai trăm linh bốn phẩy không trăm bốn mươi bảy

0,605: Không phẩy sau trăm linh năm

3. Kết luận

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Nhận biết được khái niệm ban đầu về số thập phân.
  • Biết đọc,viết số thập phân dạng đơn giản.
  • Biết cấu tạo của số thập phân có phần nguyên và phần thập phân
  • Rèn kĩ năng đọc viết số thập phân dạng đơn giản thường gặp.
Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM