Soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu bài soạn Ngữ văn 12
2. Tầm quan trọng của soạn văn
2.1. Có thể nắm được các kiến thức cơ bản
2.2. Giúp các em tích cực xây dựng bài trên lớp
2.4. Giúp làm việc nhóm hiệu quả
3. Hướng dẫn cách soạn văn 12 hiệu quả
3.1. Đọc nhiều trước khi soạn văn
3.2. Nghiên cứu các câu hỏi SGK
1. Giới thiệu bài soạn Ngữ văn 12 siêu ngắn
So với chương trình học ở các lớp dưới thì chương trình Ngữ văn lớp 12 phong phú và đa dạng, đây là nội dung quan trọng chủ yếu trong kì thi tốt nghiệp THPT hằng năm. Điều đó đòi hỏi các em phải có sự quan tâm thích đáng dành cho môn học này. Nhằm giúp các em soạn bài, học tập hiệu quả hơn, eLib chia sẻ đến các em bộ tài liệu hệ thống bài soạn văn Ngữ văn 12 được tổng hợp và biên soạn đầy đủ, chi tiết. Nội dung tài liệu được phân bố theo trình tự từng tuần học, từ tuần 1 đến tuần 34 một cách cụ thể, thể hiện qua việc trả lời từng câu hỏi trong mỗi bài học. Mỗi bài soạn không chỉ hỗ trợ việc soạn bài dễ dàng hơn mà còn định hướng cho các em khám phá tri thức mới trước khi đến lớp. Mời các em tham khảo nội dung từng bài soạn chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Tầm quan trọng của việc soạn văn trước khi đến lớp
Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề về lợi ích cũng như tầm quan trọng của việc soạn văn trước khi tới lớp nhưng rất ít ai trong chúng ta đưa ra được câu trả lời hợp lý. Việc soạn văn thực tế mang đến rất nhiều hữu ích phục vụ việc học tập cho các em, đặc biệt là trong chương trình Ngữ văn 12 của năm học cuối cấp, hãy cùng eLib tìm hiểu về những lợi ích của việc soạn văn nhé.
2.1. Có thể nắm được những kiến thức cơ bản
Khi bạn soạn văn trước ở nhà, các em đọc trước bài học, trả lời những câu hỏi hướng dẫn học bài, từ đó có thể nắm được những kiến thức trọng tâm và cơ bản của bài học. Đồng thời, các em sẽ hình dung được những vấn đề chưa hiểu và cần thắc mắc với giáo viên để kịp thời hỏi trong giờ học. Cách học này sẽ giúp các em tiếp thu nhanh chóng và hiểu bài kĩ hơn.
2.2. Giúp các em tích cực xây dựng bài trên lớp
Ngữ văn là môn học đặc thù mà khi học giáo viên sẽ phải phân tích và giảng giải cho học sinh nhiều kiến thức để tiếp thu bài học một cách tốt nhất. Đồng thời, giáo viên sẽ đặt ra nhiều câu hỏi để xem các em đã hiểu bài được đến đâu. Khi chúng ta đã soạn văn trước, các em sẽ dễ dàng tham gia đóng góp vào bài giảng của giáo viên, vừa có ích cho việc tiếp thu bài, vừa tạo ấn tượng thiện cảm với thầy cô hơn.
2.3. Tiết kiệm thời gian
Nếu các em đã đọc bài trước khi đến lớp, các em sẽ có cái nhìn tổng quát về cấu trúc của bài học, từ đó có thể xác định được đâu là phần quan trọng cần tập trung. Việc làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, nếu ngồi trên lớp mới đọc bài, các em sẽ vì vậy mà bỏ lỡ bài giảng của giáo viên, việc tiếp thu kiến thức cũng bị hạn chế.
2.4. Giúp làm việc nhóm hiệu quả
Nhiều môn học yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, đôi khi có chấm điểm và đánh giá bài làm của nhóm thảo luận. Nếu các em đã chuẩn bị bài trước, các em sẽ có thể tham gia vào bất kỳ nhóm nào mà không phải e ngại, sự chăm chỉ của các em cũng sẽ giúp nhóm làm việc hiệu quả và chất lượng hơn, tránh sai sót và lạc hướng vấn đề.
3. Hướng dẫn cách soạn văn 12 hiệu quả
Năm học cuối cấp, kiến thức rộng và sâu, các em không chỉ làm các bài tập về nhà mà còn cần thiết phải soạn văn trước khi đến lớp. Nhiều em dành thời gian soạn văn khá nhiều khiến thời gian làm bài tập các môn khác bị eo hẹp hơn, có nhiều hôm phải thức đêm mà không làm xong bài tập của mình. Với kinh nghiệp soạn văn lớp 12 dưới đây sẽ giúp bạn làm soạn văn đúng và tiết kiệm được thời gian để làm việc khác.
3.1. Đọc nhiều trước khi soạn văn
- Đọc tác phẩm, tác giả bài mà các em soạn, khi đã nắm được các ý chính sẽ giúp tổng hợp được những nội dung hay, ý nghĩa của bài học hơn. Nhưng nếu các em đọc một cách không tập trung, chăm chăm học thuộc chỉ làm khó tiếp thu bài học đó hơn. Các em cần hiểu đọc bài văn đó chứ không phải là các em dành thời gian ra để học thuộc. Với cách đọc nhiều vừa giúp các em nhớ lâu vừa giúp trả lời các câu hỏi ở phía dưới trôi chảy và mạnh lạc hơn.
+ Đọc kỹ phần tác phẩm: Có nhiều bạn vẫn mang quan điểm rằng đọc văn bản là điều không thực sự cần thiết vì chỉ cần sách học tốt, sách tham khảo, đọc sơ qua là có thể hiểu hết vấn đề. Nhưng đây là một sai lầm rất lớn. Đọc kỹ phần tác phẩm là cách giúp soạn văn hiệu quả nhất. Nếu bạn không đọc phần tác phẩm bạn sẽ không nắm được rõ nội dung tác phẩm, các ý chính của bài. Do đó nếu bạn không đọc văn bản khi soạn sẽ ảnh hưởng xấu đến toàn bộ quá trình học môn văn của bạn.
+ Đọc kỹ phần chú thích: Phần chú thích trong sách giáo khoa là phần giải thích cho các từ khóa, các khái niệm khó hiểu có trong văn bản. Khi các bạn đọc phần chú thích sẽ hiểu kỹ hơn về phần văn bản và biết thêm một số khái niệm giúp vốn từ của bạn trở lên phong phú hơn, đa dạng hơn. Câu hỏi đặt ra tại sao cần như vậy? Vì phần chú thích chính là phần giải thích các từ khóa trong văn bản đó, các em khi đọc kỹ phần chú thích sẽ hiểu thêm về văn bản, có thêm vốn từ phong phú.
+ Đọc kỹ phần ghi nhớ: Đọc kỹ phần ghi nhớ cũng là cách soạn vănhiệu quả. Vì trong phần ghi nhớ sẽ nêu cho bạn những ý chính, những điều cần nhớ trong bài cũng như những điều mà tác phẩm muốn nói lên là gì. Từ đó bạn sẽ tổng hợp được nội dung bài học, khái quát được bài học dễ dàng nhất.
3.2. Nghiên cứu các câu hỏi trong sách giáo khoa
Để soạn văn hiệu quả, các bạn học sinh cần đọc kĩ các câu hỏi trong sách giáo khoa. Các câu hỏi trong sách giáo khoa sẽ là định hướng, giúp học sinh tìm được các ý chính của văn bản từ những câu hỏi đó. Đọc kỹ lại văn bản và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa sẽ giúp các em nắm được một phần cơ bản nội dung của văn bản.
Việc trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa là cách tốt nhất giúp các em khám phá, tìm tòi, xác định và tiếp cận hơn về những phần kiến thức cơ bản tác phẩm muốn nói đến. Không chỉ vậy, khi bạn đã trả lời hết các câu hỏi trước khi đến lớp kết hợp với việc nghe bài giảng của cô giáo sẽ giúp các em nhớ lâu hơn về phần kiến thức đó.
3.3. Tham khảo nhưng không phụ thuộc vào sách học tốt
Khi các em đọc văn bản bài soạn và đọc kỹ các nội dung câu hỏi, bạn sẽ nắm bắt được nội dung chính của cả bài, trả lời câu hỏi một cách dễ dàng hơn. Nếu gặp câu hỏi nâng cao, khó đưa ra câu trả lời thì các em có thể tham khảo tài liệu soạn văn lớp 12, văn học tốt để từ đó đưa ra câu trả lời của mình. Tuy nhiên, các em không nên lạm dụng quá văn soạn mẫu, không sao chép nguyên si ở trong văn học tốt bởi khi bạn làm cách này nhiều lần làm bạn lệ thuộc vào đó.
3.4. Trao đổi với bạn bè
Việc soạn văn không chỉ là công việc cá nhân. Để soạn văn một cách hiệu quả, các em có thể lập nên những nhóm học tập để cùng nhau trao đổi, thảo luận về các câu hỏi soạn văn. Việc cùng nhau trao đổi sẽ tạo nên những tương tác học tập, một câu hỏi có thể nhận được nhiều phản hồi, đáp án, từ đó chúng ta có nhiều cách nhìn nhận vấn đề hơn. Đồng thời, trong nhóm học tập, các em học tốt môn văn có thể giúp đỡ các em học kém, hướng dẫn các em cách soạn văn hiệu quả, giới thiệu cho nhau những quyển sách tham khảo hay để soạn bài tốt hơn. Từ đó công việc soạn văn trở thành một công việc vui vẻ chứ không hề nhàm chán.
3.5. Gạch ý chính bằng sơ đồ tư duy
Khi các em thấy làm một bài soạn văn lớp 12 thật dài, nếu không hiểu sẽ dẫn tới việc làm bài soạn văn của mình lan man hơn, không đi vào trọng tâm của câu hỏi. Do đó, khi đọc văn bản, các em cần gạch chân, note lại nội dung chính của bài rồi triển khai theo sơ đồ hình cây phù hợp với tư duy của các em để có thể viết hết nội dung của cả bài đó và nắm chắc nội dung bài văn hơn. Khi áp dụng sơ đồ cây vào việc soạn văn, học văn sẽ giúp bạn đi đúng hướng triển khai và diễn đạt hơn.
3.6. Tạo tâm trạng hứng khởi khi soạn bài
Mỗi khi động tới môn Văn, tinh thần học bài của các em thường chùng xuống, luôn nghĩ mình không học tốt môn Văn, không có đủ khả năng để làm bài, soạn bài. Điều này sẽ làm cho việc học văn của bạn kém hơn. Dù là soạn văn lớp 12, làm bài tập về nhà, nghe giảng ở trên lớp thì các em cũng cần phải tạo ra tâm trạng hứng thú. Khi đã có sự hứng thú, bạn có thể vượt qua được mọi rào cản. Chúc các em soạn bài thật tốt.
Tham khảo thêm
- doc
Soạn bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận siêu ngắn
- doc
Soạn bài Những ngày đầu của nước Việt nam mới siêu ngắn
- doc
Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông siêu ngắn
- doc
Soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận siêu ngắn
- doc
Soạn bài Người lái đò sông Đà siêu ngắn
- doc
Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học siêu ngắn
- doc
Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận siêu ngắn
- doc
Soạn bài Tự do siêu ngắn
- doc
Soạn bài Bác ơi siêu ngắn
- doc
Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm siêu ngắn