Soạn bài diễn đạt trong văn nghị luận Ngữ văn 12 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận và phát hiện ra một số lỗi trong diễn đạt. eLib mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu bổ ích để các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài diễn đạt trong văn nghị luận Ngữ văn 12 siêu ngắn

1. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận

1.1. Soạn câu 1 trang 136 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

a. Cách dùng từ ngữ hai đoạn văn khác nhau

- Đoạn một:

  • Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về...

  • Trong lúc nhàn rỗi rãi...

+ Nhược điểm: Từ ngữ dùng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày không phù hợp với văn bản nghị luận. Ưu điểm: Ngắn gọn, đi nhanh vào vấn đề cần nghị luận

- Đoạn hai: 

  • Chúng ta không thể không nhắc tới...

  • Trong những thời khắc hiếm hoi được thanh nhàn bất đắc dĩ...

+ Nhược điểm: Việc dùng từ ngữ còn chưa chính xác, cách vào vấn đề còn dài dòng. Ưu điểm: Cách diễn đạt sinh động linh hoạt, tạo sức hấp dẫn

b. Những từ ngữ không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên: Hẳn ai cũng nghe nói. Nhàn rỗi. (Tâm hồn đẹp) lung linh. Khổ sở. Những bài được làm. Tập thơ được viết...

1.2. Soạn câu 2 trang 137 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

a. Từ ngữ mang nét nghĩa chung: u sầu, lặng lẽ, rất phù hợp với tâm trạng của nhà thơ Huy Cận trong tập Lửa thiêng.

b. Mang nét gợi cảm (đìu hiu, ngậm ngùi dài, than van, cảm thương) cùng với lối xưng hô đặc biệt (chàng) và hàng loạt các thành phần đồng chức nêu bật sự đồng điệu giữa người viết (Xuân Diệu) với nhà thơ Huy Cận.

1.3. Soạn câu 3 trang 138 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Những từ không phù hợp như: Kịch tác gia vĩ đại, kiệt tác, người ta ai mà chẳng, cũng chẳng là gì cả, anh chàng, anh ta, Tên, anh ta, phát bệnh.

- Sửa thành: Nhà viết kịch nổi tiếng, tác phẩm lớn, con người, đến đâu, nhân vật, Ông, anh hàng thịt, nhân vật, dằn vặt, đau khổ

1.4. Soạn câu 4 trang 138 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Khi viết văn nghị luận cần chú ý cách  dùng từ ngữ: Chúng ta nên tránh dùng từ lạc phong cách hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì, bên cạnh đó cần lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận. Và kết hợp sử dụng các phép tu từ từ vựng và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.

2. Sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận

2.1. Soạn câu 1 trang 138 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

a. Đoạn văn 1 sử dụng kiểu câu trần thuật duy nhất

Đoạn văn 2 sử dụng kết hợp các kiểu câu khác nhau, tạo nên sự sinh động và biểu cảm: Câu trần thuật, câu cảm và câu hỏi

b. Cần phải sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau để tạo ra sự sinh động phong phú trong diễn đạt và các cung bậc cảm xúc mới mẻ cho người đọc.

c. Đoạn văn 2 sử dụng phép lặp cấu trúc ngữ pháp: “Cái chết” --> Thể hiện thành công cảm xúc của đối tượng

d. Trong một bài văn nghị luận nên sử dụng các biện pháp tu từ để tạo ra hiệu quả diễn đạt như mong muốn: Hướng đến thể hiện cảm xúc của tác giả và khơi gọi những cảm quan của người đọc

Các phép tu từ là: Liệt kê, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,...

2.2. Soạn câu 2 trang 139 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Việc sử dụng kiểu câu miêu tả nhằm gợi lên ở người đọc những tưởng tượng cụ thể, sinh động về làng quê của nhà thơ Nguyễn Bính, giúp người đọc hiểu hơn "chân quê" trong thơ ông.

- Phân tích giá trị của câu: Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng.

+ Câu ngắn gọn hơn nhiều so với câu trước và sau nó, có tác dụng dồn nén thông tin, như một sự khẳng định chắc gọn, dứt khoát.

+ Câu không chủ ngữ nên có giá trị khái quát. 

2.3. Soạn câu 3 trang 140 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Một số nhược điểm: Ở đoạn văn 1 sử dụng và kết hợp các câu có cùng một kết cấu khiến làm nhàm chán và thiếu sinh động cho đoạn văn. Còn đoạn văn 2 sử dụng và kết hợp các câu có cùng một chủ ngữ tạo cảm giác dư thừa và trùng lặp

2.4. Soạn câu 4 trang 141 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Khi sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận cần chú ý những yêu cầu:

  • Cần kết hợp đa dạng các kiểu câu trong bài để tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc.

  • Sử dụng các phép tu từ nhằm nhấn mạnh.

Ngày:25/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM