Soạn bài Đất nước - Nguyễn Đình Thi Ngữ văn 12 siêu ngắn

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi cũng đã góp một tiếng nói của riêng mình về quê hương, đất nước mà tiêu biểu là bài thơ "Đất nước". Qua bài thơ và qua sự tìm hiểu, mỗi chúng ta sẽ cảm nhận được những cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ về đất nước qua những hình ảnh mùa thu và hình ảnh đất nước đau thương, bất khuất, anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Và hơn thế còn có thêm sự hiểu biết mới về những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ. Dưới đây eLib sẽ hướng dẫn soạn bài thơ Đất nước - Nguyễn Đình Thi Ngữ văn 12 tập 1.

Soạn bài Đất nước - Nguyễn Đình Thi  Ngữ văn 12 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 126 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn 

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (21 câu đầu): Cảm nhận về mùa thu Đất Nước

- Phần 2 (còn lại): Cảm xúc và suy ngẫm về mùa thu, Đất Nước, con người trong kháng chiến…

--> Mối quan hệ giữa các phần: Phần đầu của bài thơ chủ yếu được dựa trên cơ sở các đoạn thơ trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949). Phần thứ hai của bài thơ được viết vào năm 1955 – là sự bổ sung cho cảm hứng tổng hợp về đất nước thêm đầy đủ và phong phú.

2. Soạn câu 2 trang 126 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Ba câu đầu: Mùa thu gợi nhớ:

+ Thời gian: Sáng thu (hiện tại).

+ Không gian: Mùa thu - gió thổi, hương cốm.

- Bốn câu tiếp: Thu Hà Nội năm xưa.

+ "Sáng chớm lạnh, xao xác hơi may, thềm nắng - lá rơi đầy".

+ "Người ra đi/ đầu không ngoảnh lại sau lưng lá rơi đầy" -> quyết tâm nhưng đầy lưu luyến.

- Nghệ thuật:

+ Lời tơ chân thành, chắt ra từ máu thịt.

+ Trong thơ có nhạc, họa…

=> Gợi tất cả cái thần hồn của mùa thu Hà Nội và tâm trạng con người năm xưa: Đẹp một cách hiu hắt, vắng lặng, man mác một nỗi buồn…

3. Soạn câu 3 trang 126 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Mười câu tiếp: (Thu chiến khu)

- Bức tranh thu: Bình dị, dân dã, khỏe khoắn, tươi sáng, rộn ràng, nhộn nhịp.

- Tâm trạng: Đứng vui - nghe: Vui tươi, hào hứng, sôi nổi, tràn ngập niềm vui.

- Câu thơ 5 chữ "mùa thu nay khác rồi".

=> bức tranh thu đẹp, lóng lánh niềm vui sướng, tự hào, ý thức làm chủ Đất Nước -> thu đất trời gắn liền với thu Cách mạng.

- Bốn câu tiếp:

+ Từ ngữ: Nước chúng ta: Trang nghiêm, trang trọng.

+ Điệp từ: Những: Đất Nước trù phú, mênh mông.

+ Nghệ thuật nhan hóa, lối nói ẩn dụ.

+ Sự phối hợp thanh trắc thah bằng.

+ Từ láy "đêm đêm", "rì rầm" - sự liên tưởng về mối quan hệ giữa hiện tại và quá khứ.

=> Bức tranh thu đẹp, lóng lánh niềm vui sướng, tự hào, ý thức làm chủ Đất Nước -> Thu đất trời gắn liền với thu Cách mạng.

4. Soạn câu 4 trang 126 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Đất nước trong đau thương -> chịu nhiều đau thương, áp bức.

- Đất nước anh dũng, bất khuất

- Nghệ thuật đối lập: Xiềng xích >< trời đầy chim, Súng đạn >< đất đầy hoa, lòng dân yêu nước

=> Khẳng định sức mạnh tinh thần, lòng yêu nước.

- Hình ảnh Đất Nước quật khởi: (Khổ cuối).

+ Hình thức thể hiện: Thơ 6 chữ cô đúc, rắn rỏi.

+ Bút pháp nhân hóa, kết hợp với sự linh hoạt, nhuần nhị trong việc đưa thành ngữ "tức nước vỡ bờ" vào thơ.

=> Tạo nên vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Đoạn thơ khái quát được sức vươn dậy thần kỳ của dân tộc Việt Nam.

5. Soạn câu 5 trang 126 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Bài thơ được làm theo thể thơ tự do với các đặc điểm: câu thơ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu khi nhanh, khi chậm. Kết hợp với việc lựa chọn sử dụng những hình ảnh có tính khái quát cao.

- Giúp tác giả dựng được một bức tượng đài đẹp đẽ, sống động về hình ảnh đất nước trong chiến đấu và chiến thắng.

- Gợi được cảm nhận rõ ràng về sự chiến thắng của dân tộc.

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM