Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học Ngữ văn 12 siêu ngắn

Bài soạn Quá trình văn học và phong cách văn học Ngữ văn 12 tập 1 giúp các em sẽ nắm vững những vấn đề liên quan đến cốt lõi của đặc trưng văn học, giải mã được những tầng sâu của những tác phẩm văn học tiêu biểu. Sau đây eLib sẽ hướng dẫn soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học đầy đủ hay nhất. Mời các em tham khảo, chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học Ngữ văn 12 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 183 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Quá trình văn học là diễn biến hình thành tồn tại, phát triển, thay đổi của văn học qua các thời kì lịch sử.

- Các quy luật chung của quá trình văn học:

+ Thứ nhất: Văn học gắn bó với đời sống, thời đại nào văn hoá ấy, những chuyển biến của lịch sử xã hội thường kéo theo những biến động trong lịch sử phát triển của văn học.

+ Thứ hai: Văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân: Văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết, người sau kế thừa giá trị văn học của người trước và tạo nên giá trị mới.

+ Thứ ba: Văn học của một dân tộc tồn tại vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến, là một dòng chảy của văn học thế giới.

2. Soạn câu 2 trang 183 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Văn học thời Phục hưng (Châu Âu thế kỉ XV, XVI):

+ Đặc trưng: giải phóng con người, đề cao cá tính, chống lại sự khắc nghiệt của thời kì Trung cổ.

+ Tác giả tiêu biểu: sếch-xpia (Anh), Xéc-van-tét (Tây Ban Nha),...

- Chủ nghĩa cổ điển (Pháp, thế kỉ XVII):

+ Đặc trưng: coi văn hoá cổ đại là hình mẫu, lí tưởng, luôn đề cao lí trí, sáng tác theo quy luật chặt chẽ.

+ Tác giả tiêu biểu: Cooc-nây, Mô-li-e (Pháp).

- Chủ nghĩa lãng mạn:

+ Hình thành từ các nước Tây Âu sau cách mạng Pháp 1789.

+ Đặc trưng: đề cao những nguyên tắc chủ quan, lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn, hình tượng nghệ thuật thường có vẻ đẹp khác thường.

+ Tác giả tiêu biểu: V. Huy-gô (Pháp), F. Sin-le (Đức)

- Chủ nghĩa hiện thực phê phán (Châu Âu thế kỉ XIX):

+ Đặc trưng: thiên về những nguyên tắc tôn trọng khách quan, thường lấy đề tài từ cuộc sống hiện thực, xây dựng những tính cách điển hình vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể, tính cách phát triển hợp logic cuộc sống.

+ Tác giả tiêu biểu: H. Ban-dắc (Pháp), L. Tôn-xtôi (Nga).

- Chủ nghĩa hiện thực XHCN:

+ Thời điểm ra đời: thế kỉ XX, sau Cách mạng tháng Mười Nga.

+ Đặc trưng: miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng, đề cao vai trò lịch sử của nhân dân.

+ Người mở đầu: M. Gor-ki (Nga).

3. Soạn câu 3 trang 183 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Phong cách văn học là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, thể hiện trong các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm.

- Quan hệ giữa phong cách văn học và quá trình văn học: quá trình văn học được đánh dấu bằng những nhà văn kiệt xuất với phong cách độc đáo của họ; phong cách in đậm dấu ấn riêng biệt của tác giả.

4. Soạn câu 4 trang 183 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Phân tích những biểu hiện của phong cách văn học: Qua 2 phương diện:

+ Nội dung.

+ Nghệ thuật.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 183 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Truyên ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân thuộc trào lưu lãng mạn, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán.

- Tác phẩm lãng mạn (Chữ người tử tù): lấy đề tài lịch sử nhưng sáng tác thêm, xây dựng hình tượng nhân vật có vẻ đẹp phi thường. Huấn Cao có tài năng khác thường, tấm lòng trong sáng khác thường (thiên lương trong sáng), và lòng can đảm cũng khác thường: cuộc kì ngộ giữa nghệ sĩ (Huấn Cao) với công chúng ham mê nghệ thuật (cai ngục và thơ lại) diễn ra khác thường (trong nhà tù trước ngày bị hành quyết).

- Tác phẩm hiện thực phê phán (đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia lấy đề tài từ cuộc sống hiện thực, xây dựng những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình (Xuân tóc đỏ, Tuyết, gia đình Văn Minh...), tính cách phát triển hợp logic cuộc sống.

6. Soạn câu 2 luyện tập trang 183 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu:

+ Thơ trữ tình - chính trị.

+ In đậm dấu ấn sử thi và cảm hứng lãng mạn.

+ Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, đậm đà tính dân tộc.

- Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:

+ Ngông ngạo, tài hoa, uyên bác.

+ Là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, những phong cảnh tuyệt mĩ.

+ Tự do, phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân.

Ngày:08/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM