Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận Ngữ văn 12 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được cách làm một mở bài và kết bài hay. eLib đã biên soạn bài này một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận Ngữ văn 12 siêu ngắn

1. Viết phần mở bài

1.1. Soạn câu 1 trang 112 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Phần mở bài phù hợp với yêu cầu vấn đề nghị luận là: Mở bài (3). Bởi vì nó nêu bật được nội dung mà đề bài yêu cầu.

1.2. Soạn câu 2 trang 113 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

a. Vấn đề được triển khai trong đoạn văn:

(1) Quyền tự do và độc lập

(2) Bài thơ “Tống biệt hành” - Thâm Tâm

(3) Sự sâu sắc và độc đáo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao

- Mở bài góp một vai trò quan trọng trong việc trình bày một vấn đề nghị luận. Mở bài giúp cho ta hiểu và nhìn nhận được khái quát vấn đề mà bài viết hướng tới.

b. Hấp dẫn của các mở bài trên là:

(1) Khẳng định mọi người sinh ra đều có quyền độc lập, nêu hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ

(2) Liên hệ Thâm Tâm với Thôi Hiệu, Hoàng Hạc lâu với Tống biệt hành.

(3) So sánh Chí Phèo của Nam Cao với những tác phẩm cùng đề tài trước đó.

1.3. Soạn câu 3 trang 114 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Yếu tố cần thiết trong mở bài:

  •  Phần mở bài cần đáp ứng yêu cầu: Ngắn gọn, súc tích, thể hiện được nội dung của đề bài một cách ấn tượng.

  • Gợi hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.

2. Viết phần kết bài

2.1. Soạn câu 1 trang 114 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Phần kết bài phù hợp với vấn đề nghị luận là: (2) bởi vì, kết bài này tóm gọn được nội dung của đề bài, thể hiện sự yêu mến đối với tác phẩm.

2.2. Soạn câu 2 trang 115 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

 Nội dung của văn bản: (1) Khẳng định quyền tự do và độc lập, (2) Khẳng định giá trị của tác phẩm trong lòng người đọc

- Tác động đến người đọc: Cả hai cách kết bài trên đều tạo ấn tượng với người đọc bởi cách tóm gọn nội dung và khẳng định giá trị của tác phẩm.

2.3. Soạn câu 3 trang 115 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Chọn đáp án C.

3. Luyện tập

3.1. Soạn câu 1 trang 116 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Giống: Đều giới thiệu được vấn đề cần nghị luận

- Khác nhau giữa hai mở bài: Mở bài 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm mới giới thiệu việc giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Đều sử dụng kiểu câu trần thuật. Mở bài 2:  Đi từ tác giả, tác phẩm đến vấn đề cần nghị luận. Mở bài gián tiếp, dẫn dắt từ vấn đề bi kịch của con người.

3.2. Soạn câu 2 trang 116 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

 Mở bài và kết bài chưa đạt yêu cầu bởi:

+ Mở bài không đề cập được vấn đề cần nghị luận

+ Không tóm gọn và đánh giá được vấn đề nghị luận

- Cần chú ý khi viết lại mở bài và kết bài:

+ Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nêu được hình tượng nhân vật Mị

+ Kết bài: Cần đánh giá được hình tượng nhân vật Mị

3.3. Soạn câu 3 trang 117 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Viết mở bài và kết bài cho đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về hình tượng “sóng” và khát vọng tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, giới thiệu hình tượng sóng và khát vọng tình yêu trong bài thơ

- Kết bài: Khái quát hình tượng sóng, đánh giá và nêu mối quan hệ giữa sóng với khát vọng tình yêu.

Ngày:24/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM