Soạn bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi Ngữ văn 12 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được cách nghị luận một tác phẩm. một đoạn trích văn xuôi. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Soạn bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi Ngữ văn 12 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 34 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Đề 1 : Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan.

- Dàn bài:

a. Mở bài

Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Tinh thần thể dục.

b. Thân bài

- Phân tích, chỉ ra điểm chung và nét riêng của các cảnh bắt người đi xem đá bóng...

- Cảnh anh Mịch nhăn nhó với ông Lí

- Cảnh bác Phô gái phân trần với ông Lí

- Cảnh cụ phó Bính xin ông Lí cho thằng Sang đi thay con

- Cảnh thằng Cò cùng đứa con trốn vào đống rơm bị người tuần phát hiện

- Cuối cùng là cảnh ông Lí cùng tuần áp giải 94 người xếp hàng đi lên huyện. Phân tích mâu thuẫn giữa hình thức và thực chất của cái gọi là "tinh thần thể dục" trong truyện ngắn, từ đó nêu lên nghệ thuật trào phúng của truyện.

c. Kết bài

Đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn.

Đề 2: Tìm sự khác nhau về từ ngữ và gióng văn giữa hai tác giả Chữ người tử tù và Hạnh phúc của một tang gia

- Dàn bài:

a. Mở bài : Dẫn luận đề vào bài viết văn bản.

b. Thân bài : Lần lượt phân tích 2 ý ở phần tìm hiểu đề.

c. Kết bài : Nhận xét , đánh giá về ý nghĩa của sự khác nhau về giọng văn , về từ ngữ trong tác phẩm và đoạn trích.

2. Soạn câu 2 trang 35 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Nội dung và nghệ thuật có thể là đối tượng của một bài văn nghị luận

+ Giới thiệu tác phẩm cần nghị luận.

+ Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật.

+ Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.

3. Soạn câu 1 luyện tập trang 36 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Đề bài: Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.

- Lập dàn ý:

a. Mở bài:

+ Giới thiệu tác giả và tác phẩm.

b. Thân bài:

+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, mục đích của tác phẩm.

+ Tình huống hiểu nhầm trong tác phẩm (2 lần)

+ Xây dựng chân dung nhân vật Khải Định hài hước, mỉa mai.

+ Ngôn ngữ hài hước,…

c. Kết bài: Khẳng định thành công của nghệ thuật châm biếm, đả kích trong tác phẩm và giá trị của tác phẩm.

Ngày:21/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM