Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học Ngữ văn 12 siêu ngắn

Bài soạn Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học Ngữ văn 12 tập 1 giúp các em ôn tập đa dạng các kiểu đè về nghị luận văn học. Bài soạn dưới đây eLib hướng dẫn các em cách làm một số đề văn nghị luận tác phẩm văn học Ngữ văn 12. Chúc các êm học tốt!

Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học Ngữ văn 12 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 132 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Câu a. 

Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:

- cách xưng hô : "mình" - "ta" Tố Hữu học được từ ca dao.

- Thể thơ lục bát truyền thống.

- Hình ảnh và ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi.

Câu b. 

Tâm trạng của tác giả khi nhớ về Tây Bắc và những người đồng đội trong đoạn thơ đã trích:

- Nỗi nhớ núi rừng Tây Bắc: con đường hành quân hiểm trở, gian khó nhưng cũng thật thơ mộng.

- Nỗi đau đớn, xót xa khi nhớ về những người đồng đội đã ngã xuống “Gục lên súng mũ bỏ quên đời” và những hiểm nguy mà người lính Tây Tiến phải đối mặt…

- Nỗi nhớ tình cảm chân thành, đầm ấm của nhân dân Tây Bắc.

2. Soạn câu 2 trang 133 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Câu a. 

Về vẻ đẹp bi tráng của người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, cần chú ý phân tích những câu thơ, hình ảnh thơ sau (dẫn chứng thơ)

Câu b.  

Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ.

- Thiên nhiên Việt Bắc: Tươi đẹp, sinh động và phong phú và yên ả

- Con người Việt Bắc: thủy chung sâu sắc, khéo léo, siêng năng.

3. Soạn câu 3 trang 134 SGK Ngữ văn siêu ngắn

Câu a.

Trong câu ca dao trên, hình ảnh “gừng cay muối mặn” thể hiện sự gắn bó thuỷ chung của con người. Câu thơ trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm cũng được sử dụng với ý nghĩa ấy (“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”). Cuộc sống lam lũ, đói khổ nhưng chính tình yêu thương và sự gắn bó đã tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Câu b. 

- giới thiệu tác giả

- Khái quát về hoàn cảnh sáng tác, và khái quát hình tượng người lính.

- Hoàn cảnh xuất thân và vẻ đẹp của người lính Tây Tiến

- Đánh giá về hình tượng người lính trong bài thơ.

4. Soạn câu 4 trang 134 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Câu a.

Hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

- Giống nhau: đều có đất nước tươi đẹp, nhân dân yêu nước.

- Khác nhau :

+ Nguyễn Khoa Điềm khai thác hình tượng đất nước từ góc nhìn văn hoá – lịch sử ; Nguyễn Đình Thi lại thể hiện quá trình vươn lên của đất nước từ “những năm đau thương chiến đấu” đến “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”.

+ Nguyễn Khoa Điềm đi sâu khẳng định tư tưởng đất nước là của nhân dân ; Nguyễn Đình Thi tập trung bút lực để khẳng định tinh thần chiến đấu và sự vươn lên mạnh mẽ của con người và dân tộc Việt Nam.

Câu b.

Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ đã dẫn:

- Chịu nhiều gian khổ hiểm nguy.

- Tinh thần dũng cảm lạc quan của người lính Tây Tiến.

- Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến.

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM