Giải bài tập SGK Hóa 11 Bài 46: Luyện tập Anđehit - Xeton- Axit cacboxylic

Dựa theo cấu trúc SGK hóa học 11, eLib xin chia sẻ với các bạn bài: Luyện tập Anđehit - Xeton- Axit cacboxylic. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Giải bài tập SGK Hóa 11 Bài 46: Luyện tập Anđehit - Xeton- Axit cacboxylic

1. Giải bài 1 trang 212 SGK Hóa học 11

Điền Đ (đúng) hoặc S ( sai) vào ô vuông bên cạnh các câu sau:

a) Anđehit vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.

b) Anđehit là hợp chất lưỡng tính.

c) Khi tác dụng với hiđro có xúc tác Ni, anđehit chuyển thành ancol bậc I

d) Axit axetic tác dụng được với dung dịch bazơ, oxit bazơ, muối cacbonat và kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.

e) Oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc II thu được xeton.

g) Trong công nghiệp, axeton được tổng hợp từ cumen.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết về andehit - xeton và axit cacboxylic

Phân tích từng nhận định, rút ra kết luận đúng, sai

Hướng dẫn giải

a) Đúng                                          

b) Sai vì anđehit không phải là hợp chất lưỡng tính                           

c) Đúng

d) Đúng

e) Đúng

g) Đúng

2. Giải bài 2 trang 212 SGK Hóa học 11

Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch: anđehit axetic, axit axetic, glixerol, ancol etylic.

Phương pháp giải

Dựa vào các phản ứng đặc trưng khác nhau của các nhóm chức để chọn chất phân biệt chúng

Hướng dẫn giải

- Cho quỳ tím lần lượt vào các dung dịch trên:

+ Qùy tím chuyển dần sang màu đỏ là: CH3COOH

+ Còn lại các dung dịch không làm quỳ tím chuyển màu là: CH3CHO; C3H5(OH)3; C2H5OH

- Cho Cu(OH)2 trong môi trường NaOH vào các chất còn lại, tạo thành dung dịch màu xanh thẫm là C3H5(OH)3. Đun nóng tạo ra kết tủa đỏ gạch là CH3CHO, còn lại không có hiện tượng gì là C2H5OH

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + H2O

CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH →  CH3COONa + Cu2O↓ + 3H2O

3. Giải bài 3 trang 212 SGK Hóa học 11

Dẫn hỗn hợp khí X gồm axetilen và anđehit axetic vào dung dịch AgNO3 trong ammoniac thấy tạo ra kết tủa gồm hai chất. lấy kết tủa cho vào dung dịch axit HCl dư thấy có khí bay lên và còn một phần không tan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HNO3 đặc thấy có khí màu nâu bay lên. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra để giải thích quá trình thí nghiệm trên.

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất hóa học của axetilen và anđehit axetic để phân tích hiện tượng và viết PTHH

Hướng dẫn giải

C2H+ 2AgNO3 + 2NH3  →  C2Ag ↓ + 2NH4NO3

CH3CHO + 2AgNO+ 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3

Lọc kết tủa: C2Agvà Ag cho vào HCl chỉ có C2Agphản ứng:

C2Ag2 + 2HCl   → 2AgCl  ↓ + C2H2 ↑

Phần không tan Y là AgCl và Ag, hòa tan trong HNO3 đặc chỉ có Ag phản ứng

Ag + 2HNO → AgNO3 + NO2 ↑ (màu nâu) + H2O

AgCl không tan trong HNO3

4. Giải bài 4 trang 213 SGK Hóa học 11

Cho 1 gam axit axetic vào ống nghiệm thứ nhất và 1 gam axit fomic vào ống nghiệm thứ hai, sau đó cho vào cả hai ống nghiệm trên một lượng dư bột CaCO3. Đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích khí CO2 thu được (đo ở dùng điều kiện) thoát ra.

A. Từ hai ống nghiệm là bằng nhau.

B. Từ ống nghiệm thứ nhất  nhiều hơn ống nghiệm thứ hai

C. Từ ống nghiệm thứ hai nhiều hơn ống nghiệm thứ nhất.

D. Từ mỗi ống nghiệm đều lớn hơn 2,24 lít (đktc).

Phương pháp giải

Cùng khối lượng như nhau, chất nào có phân tử khối nhỏ hơn, sẽ cho lượng khí CO2 thoát ra nhiều hơn

Hướng dẫn giải

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O (1)

2HCOOH + CaCO3 → (HCOO)2Ca + CO2 + H2O   (2)

Ta có: \({n_{C{H_3}COOH}} = \dfrac{1}{{60}}\,\,mol\)

Theo phương trình (1): \({n_{C{O_2}(1)}} = \dfrac{1}{2}{n_{C{H_3}COOH}} = \dfrac{1}{2}.\dfrac{1}{{60}}(mol)\)

Ta có: \({n_{HCOOH}} = \dfrac{1}{{46}}(mol)\)

Theo phương trình (2): \({n_{C{O_2}(2)}} = \dfrac{1}{2}{n_{HCOOH}} = \dfrac{1}{2}.\dfrac{1}{{46}}(mol)\)

Vậy số mol CO2 thoát ra từ ống nghiệm hai nhiều hơn ống nghiệm thứ nhất.

5. Giải bài 5 trang 213 SGK Hóa học 11

Hỗn hợp A có khối lượng 10,0 gam gồm axit axetic và anđehit axetic. Cho A tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch ammoniac thấy có 21,6 gam Ag kết tủa. Để trung hòa A cần V ml dung dịch NaOH 0,2M

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong A và tính thể tích dung tích NaOH đã dùng.

Phương pháp giải

Chỉ có andehit axetic mới tác dụng được với dd AgNO3 trong dung dịch ammoniac.

Phản ứng trung hòa là phản ứng giữa axit và bazo

a) PTHH: CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 → CH3COONH4 +2Ag↓ + 2NH4NO3

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

b) nCH3CHO = ½ nAg = ? (mol)

Có 10 gam hỗn hợp → mCH3COOH = 10 – mCH3CHO =? (g)

→ nCH3COOH =?

→ nNaOH = nCH3COOH = ?

→ VNaOH = n : CM

Hướng dẫn giải

\({n_{Ag}} = \dfrac{{21,6}}{{108}} = 0,2\,(mol)\)

a) PTHH:

CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 → CH3COONH4 +2Ag↓ + 2NH4NO3   (1)

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O  (2)

b) 

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{{n_{C{H_3}CHO}} = \frac{1}{2}{n_{Ag}} = \frac{{0,2}}{2} = 0,1(mol)}\\
{ \to {m_{C{H_3}CHO}} = 0,1.44 = 4,4(g)}\\
{\% C{H_3}CHO = \frac{{4,4}}{{10}}.100\%  = 44\% }\\
{ \to \% C{H_3}COOH = 100\%  - 44\%  = 56}\\
{\% {m_{C{H_3}COOH}} = 10 - 4,4 = 5,6(g)}\\
{ \to {n_{C{H_3}COOH}} = \frac{{5,6}}{{60}} = 0,0933(mol)}
\end{array}\)

Theo (2) ta có:

\(\begin{array}{l}
{n_{NaOH}} = {m_{C{H_3}COOH}} = 0,0933(mol)\\
 \to {V_{NaOH}} = \frac{{0,0933}}{{0,2}} = 0,46M
\end{array}\)

6. Giải bài 6 trang 213 SGK Hóa học 11

Viết phương trình hóa học của các phản ứng hoàn thành dãy chuyển hóa sau:

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất hóa học của Andehit, xeton, axit cacboxylic để viết PTHH và điều kiện phản ứng.

Các điều kiện phản ứng

(1) Cộng H2O/xt H ; (2) oxi hóa, ví dụ bằng CuO ; (3) tác dụng với clo, ở 4500C ; (4) thủy phân trong môi trường bazơ ; (5) oxi hóa, ví dụ bằng CuO.

Hướng dẫn giải

(1) CH2= CH - CH3 + H2O → CH3-CHOH-CH3

(2) CH3-CHOH-CH3 + CuO → CH3-CO-CH3 + Cu + H2O

(3) CH2=CH-CH3 + Cl2 → CH2=CH-CH2Cl + HCl

(4) CH2=CH-CH2Cl + NaOH → CH2=CH-CH2OH + NaCl

(5) CH2=CH-CH2OH + CuO → CH2=CH-CHO + Cu + H2O

7. Giải bài 7 trang 213 SGK Hóa học 11

Hợp chất X có công thức phân tử C3H6O tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3. Công thức nào sau đây là công thức cấu tạo của X.

A. CH3-CO-CH3

B. CH2=CH-CHO

C. CH3-CO-CH2-CH3

D. CH3-CH2-CHO

Phương pháp giải

Dựa vào điều kiện đề bài xác định X từ đó xác định CTPT

Hướng dẫn giải

X tác dụng được với AgNO3 trong dung dịch NH→ X là anđehit

CTCT của X có CTPT C3H6O là CH3CH2CH=O

8. Giải bài 8 trang 213 SGK Hóa học 11

Cho dung dịch chứa 0,58 gam chất hữu cơ X tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,15 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên của hợp chất X

Phương pháp giải

Tính số mol Ag

Hợp chất X đơn chức, tác dụng được với  AgNO3 trong dung dịch NH=> X là anđehit đơn chức

Gọi CTPT của X là RCHO

Từ mol Ag → số mol của X = 1/2 nAg

→ Mx= m: nX = ?

→ CTPT của X từ đó tìm được CTCT

Hướng dẫn giải

X là anđehit đơn chức

Gọi CTPT của X là RCHO

RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

nAg = 0.02 mol → nRCHO = 1/2nAg = 0,01 mol

MRCHO = 0,58: 0,01 = 58,0 g/mol.

→ R + 29 = 58

→ R = 29( C2H)

→ X là CH3CHCHO : propanal

9. Giải bài 9 trang 213 SGK Hóa học 11

Axit fomic tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo ra kết tủa bạc kim loại. Dựa vào cấu tạo phân tử của axit fomic để giải thích, viết phương trình hóa học của phản ứng.

Phương pháp giải

Giải thích cấu tạo của axit focmic giống với anđehit là có nhóm -CHO

Hướng dẫn giải

Axit fomic có công thức cấu tạo như sau:

Do trong phân tử HCOOH có nhóm –CHO nên HCOOH phản ứng với AgNO3/NH3 như là một anđehit

Phương trình hóa học:

HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 2Ag↓ + 2NH3↑ + H2O

10. Giải bài 10 trang 213 SGK Hóa học 11

Dẫn hơi của 3 gam etanol vào trong ống sứ nung nóng chứa bột CuO dư. Làm lạnh để ngưng tụ sản phẩm hơi đi ra khỏi ống sứ được chất lỏng A. Khi A phản ứng hoàn toàn với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy có 8,1 gam bạc kết tủa.

Tính hiệu suất của quá trình oxi hóa etanol?

Phương pháp giải

Viết PTHH xảy ra, tính toán theo PTHH

Hướng dẫn giải

C2H5OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O

CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH+ H2O → CH3COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

nCH3CHO = \(\frac{1}{2}\) nAg  = \(\frac{1}{2}\) . \(\frac{8,1}{108}\) =  0,0375 mol.

nC2H5OH pư= nCH3CHO = 0,0375  (mol)

→ mC2H5OH pư= 0,0375.46 = 1,725 (g)

Hiệu suất của phản ứng oxi hóa etanol :

\(\% H = \frac{{{m_{{C_2}{H_5}OH\,pu}}}}{{{m_{{C_2}{H_5}OH\,bd}}}}.100\%  = \frac{{1,725}}{3}.100\%  = 57,5\% \)

Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM