Giải bài tập SGK Toán 5 Bài: Ôn tập về số thập phân

Giải bài tập trang 150, 151 SGK Toán 5 bài Ôn tập về số thập phân giúp các em học sinh sẽ dễ dàng ôn tập lại các kiến thức đã học, rèn luyện khả năng tính toán nhanh và chính xác. Sau đây mời các em cùng tham khảo lời giải tương ứng với từng bài tập SGK.

Giải bài tập SGK Toán 5 Bài: Ôn tập về số thập phân

1. Giải bài 1 trang 150 SGK Toán 5

Đọc số thập phân; nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ trong số đó:

63,42;               99,99;                81,325;                7,081.

Phương pháp giải

- Để đọc số thập phân ta đọc phần nguyên trước, sau đó đọc “phẩy” rồi đọc phần thập phân.

- Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.

Hướng dẫn giải

* Số 63,42 đọc là: Sáu mươi ba phẩy bốn mươi hai.

- 63 là phần nguyên, 42 là phần thập phân.

- Chữ số 6 ở vị trí hàng chục nên có giá trị là 60, chữ số 3 ở vị trí hàng đơn vị nên có giá trị là 3, chữ số 4 ở vị trí hàng phần mười nên có giá trị là \(\dfrac{4}{10}\), chữ số 2 ở vị trí hàng phần trăm nên có giá trị là \(\dfrac{2}{100}\).

* Số 99,99 đọc là: Chín mươi chín phẩy chín mươi chín.

- 99 (trước dấu phẩy) là phần nguyên, 99 (sau dấu phẩy) là phần thập phân.

- Chữ số 9 kể từ trái sang phải có giá trị lần lượt là 90; 9; \(\dfrac{9}{10}\); \(\dfrac{9}{100}\).

* Số 81,325 đọc là: Tám mươi mốt phẩy ba trăm hai mươi lăm.

- 81 là phần nguyên, 325 là phần thập phân.

- Chữ số 8 ở vị trí hàng chục nên có giá trị là 80, chữ số 1 ở vị trí hàng đơn vị nên có giá trị là 1, chữ số 3 ở vị trí hàng phần mười nên có giá trị là \(\dfrac{3}{10}\), chữ số 2 ở vị trí hàng phần trăm nên có giá trị là \(\dfrac{2}{100}\), chữ số 5 ở vị trí hàng phần nghìn nên có giá trị là \(\dfrac{5}{1000}\).

* Số 7,081 đọc là: Bảy phẩy không trăm tám mươi mốt.

- 7 là phần nguyên, 081 là phần thập phân.

Chữ số 7 ở vị trí hàng đơn vị nên có giá trị là 7, chữ số 0 ở vị trí hàng phần mười nên có giá trị là \(\dfrac{0}{10}\), chữ số 8 ở vị trí hàng phần trăm nên có giá trị là \(\dfrac{8}{100}\), chữ số 1 ở vị trí hàng phần nghìn nên có giá trị là \(\dfrac{1}{1000}\).

2. Giải bài 2 trang 150 SGK Toán 5

Viết số thập phân có:

a) Tám đơn vị, sáu phần mười, năm phần trăm (tức là tám đơn vị và sáu mươi lăm phần trăm).

b) Bảy mươi hai đơn vị, bốn phần mười, chín phần trăm, ba phần nghìn (tức là bảy mươi hai đơn vị và bốn trăm chín mươi ba phần nghìn).

c) Không đơn vị, bốn phần trăm.

Phương pháp giải

Muốn viết một số thập phân, ta viết lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết viết phần nguyên, viết dấu “phẩy”, sau đó viết phần thập phân.

Hướng dẫn giải

a) Số gồm "tám đơn vị, sáu phần mười, năm phần trăm (tức là tám đơn vị và sáu mươi lăm phần trăm) được viết là 8,65.

b) Số gồm "Bảy mươi hai đơn vị, bốn phần mười, chín phần trăm, ba phần nghìn (tức là bảy mươi hai đơn vị và bốn trăm chín mươi ba phần nghìn)" được viết là 72,493.

c) Số gồm "Không đơn vị, bốn phần trăm" được viết là 0,04.

3. Giải bài 3 trang 150 SGK Toán 5

Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của mỗi số thập phân để các số thập phân dưới đây đều có hai chữ số ở phần thập phần.

74,6                                                 284,3

401,25                                             104

Phương pháp giải

Nếu viết thêm chữ số vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó. 

Hướng dẫn giải

Sau khi viết thêm ta được mỗi số đều có hai chữ số ở phần thập phân:

74,6 = 74,60                                           284,3 = 284,30

401,25 = 401, 25                                    104 = 104,00

4. Giải bài 4 trang 151 SGK Toán 5

Viết các số sau dưới dạng số thập phân:

a)  \(\dfrac{3}{10}\);  \(\dfrac{3}{100}\);  \(4\dfrac{25}{100}\);  \(\dfrac{2002}{1000}\).

b)  \(\dfrac{1}{4}\);  \(\dfrac{3}{5}\);  \(\dfrac{7}{8}\);  \(1\dfrac{1}{2}\).

Phương pháp giải

a) Dựa vào cách viết : \(\dfrac{1}{10}= 0,1 \) ; \(\dfrac{1}{100}= 0,01\) ; ...   

b) Viết phân số dưới dạng phân số thập phân hoặc viết phần phân số của hỗn số dưới dạng phân số thập phân, sau đó ta viết dưới dạng số thập phân.

Hướng dẫn giải

a) \(\dfrac{3}{10}= 0,3 \)                   

\(\dfrac{3}{100}= 0,03\)

\(4\dfrac{25}{100}= 4,25\)           

\(\dfrac{2002}{1000}= 2,002 \)

b) \(\dfrac{1}{4}=\dfrac{25}{100}=0,25\)

\(\dfrac{3}{5}= \dfrac{6}{10}= 0,6\) 

\(\dfrac{7}{8} = \dfrac{7 \times 125}{8 \times 125} = \dfrac{875}{1000} = 0,875\);

\(1\dfrac{1}{2} = 1\dfrac{5}{10}= 1,5\) .

5. Giải bài 5 trang 151 SGK Toán 5

Điền dấu thích hợp \((>, <, =)\) vào chỗ chấm : 

\(78,6...78,59\)                         \(28,300...28,3\)

\(9,478...9,48\)                         \(0,916...0,906\)

Phương pháp giải

Muốn so sánh hai số thập phân ta có thể làm như sau:

- So sánh các phần nguyên của hai số đó như so sánh hai số tự nhiên, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.

- Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau thì ta so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn ... đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.

- Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số đó bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.

Hướng dẫn giải

\(78,6 > 78,59\)                         \(28,300 = 28,3\)

\(9,478 < 9,48\)                         \(0,916 > 0,906\) 

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM