Giải bài tập SGK Toán 5 Bài: Mét khối

eLib xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 5 nội dung giải bài tập bài Mét khối bên dưới đây, thông qua tài liệu này các em sẽ hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học, bên cạnh đó các em còn nắm được phương pháp giải các bài tập SGK và vận dụng vào giải các bài tập tương tự.

Giải bài tập SGK Toán 5 Bài: Mét khối

1. Giải bài 1 trang 118 SGK Toán 5

a) Đọc các số đo sau:

15m3;                 205m3 ;            \(\dfrac{25}{100}\)m3;              0,911m3.

b) Viết các số đo thể tích:

Bảy nghìn hai trăm mét khối

Bốn trăm mét khối

Một phần tám mét khối

Không phẩy không năm mét khối

Phương pháp giải

Để đọc (hoặc viết) các số đo diện tích ta đọc (hoặc viết) số đo thể tích trước rồi đọc (hoặc viết) tên đơn vị đo thể tích sau.

Hướng dẫn giải

a) 15m3: Mười lăm mét khối.

205m3: Hai trăm linh năm mét khối.

\(\dfrac{25}{100}\)m3: Hai mươi lăm phần trăm mét khối.

0,911m3: Không phẩy chín trăm mười một mét khối.

b) Bảy nghìn hai trăm mét khối: 7200m3

Bốn trăm mét khối: 400m3

Một phần tám mét khối: \(\dfrac{1}{8}\)m3

Không phẩy không năm mét khối: 0,05m3

2. Giải bài 2 trang 118 SGK Toán 5

a) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề-xi-mét khối:

1cm3;           5,216m3;              13,8m3;              0,22m3

b) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét khối:

1dm3;          1,969dm3;            \(\displaystyle {1 \over 4}\) m3;              19,54 m3.

Phương pháp giải

- 1m3 = 1000dm3, do đó để đổi một số từ đơn vị mét khối sang đơn vị đề-xi-mét khối, ta chỉ việc nhân số đó với 1000.

- 1dm3 = 1000cm3, do đó để đổi một số từ đơn vị xăng-ti-mét khối sang đơn vị đề-xi-mét khối, ta chỉ việc chia số đó cho 1000.

- 1dm3 = 1000cm3, do đó để đổi một số từ đơn vị đề-xi-mét khối sang đơn vị xăng-ti-mét khối, ta chỉ việc nhân số đó với 1000.

- 1m3 = 1 000 000cm3, do đó để đổi một số từ đơn vị mét khối sang đơn vị xăng-ti-mét khối, ta chỉ việc nhân số đó với 1 000 000.

Hướng dẫn giải

a)

1cm= \(\displaystyle {1 \over {1000}}\)dm3 = 0,001dm3 

5,216m3 = 5216dm3 (Vì 5,216 × 1000 = 5216)

13,8m= 13800dm3 (Vì 13,8 × 1000 = 13800)

0,22m3 = 220dm (Vì 0,22 × 1000 = 220)

b)

1dm3 = 1000cm3

1,969dm3 = 1969cm3 (Vì 1,969 × 1000 = 1969)

\(\displaystyle{1 \over 4}\)m= 250 000cm3  (Vì \(\displaystyle{1 \over 4}\) × 1 000 000 = 250 000)

19,54m3 = 19 540 000cm3  (Vì 19,54 × 1 000 000 = 19 540 000)

3. Giải bài 3 trang 118 SGK Toán 5

Người ta làm một cái hộp dạng hình chữ nhật bằng bìa. Biết rằng hộp đó có chiều dài 5dm, chiều rộng 3dm và chiều cao 2dm. Hỏi có thể xếp được bao nhiêu hình lập phương 1dmđể đầy cái hộp đó?

Phương pháp giải

- Lần lượt xếp các hộp hình lập phương có cạnh 1dm vào trong thùng, sau khi xếp 2 lớp hình lập phương cạnh 1dm thì vừa đầy hộp.

- Tính số hình lập phương có trong 1 lớp : 5 × 3 = 15 hình lập phương.

- Tình số hình lập phương cần xếp để đầy thùng = số hình lập phương có trong 1 lớp × 2.

Hướng dẫn giải

Sau khi xếp đầy hộp ta được 2 lớp hình lập phương 1dm3

Mỗi lớp có số hình lập phương 1dm3 là:

5 × 3 = 15 (hình)

Số hình lập phương 1dm3 để xếp đầy hộp là:

15 × 2 = 30 (hình)

Đáp số: 30 hình

Ngày:05/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM