Soạn bài Cảm xúc mùa thu Ngữ văn 10 đầy đủ

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được bức tranh mùa thu hiu hắt cũng là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Cảm xúc mùa thu Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 147 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Xác định nội dung và bố cục của bài thơ "Cảm xúc mùa thu":

- Dựa vào những nội dung chính của bài thơ "Cảm xúc mùa thu" có thể chia thành những phần như sau:

+ Phần 1 (4 câu đầu): miêu tả cảnh mùa thu.

+ Phần 2 (4 câu thơ sau): cảm hứng của thi nhân khi cảnh thu về trên đất khách.

- Bài thơ "Cảm hứng mùa thu" có thể thấy ở bản phiên âm có phần khó hiểu nhưng sau khi dịch nghĩa thì bài thơ lại dễ dàng đi sâu vào lòng người đọc. Những cảnh vật hiện ra trong bài thơ nối tiếp nhau, nhưng bị bao phủ bởi một nỗi buồn khôn tả. Cùng với những vần thơ mềm mại mà thấm đượm, Nguyễn Công Trứ đã mang "Cảm hứng mùa thu" lại gần hơn, đặc biệt thể hiện được cả những điều mà Đỗ Phủ đã gửi gắm.

2. Soạn câu 2 trang 147 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Nhận xét sự thay đổi từ bốn câu thơ đầu đến bốn câu thơ sau:

- Tác giả đã mở ra một bức tranh thiên nhiên trong bốn câu thơ đầu tiên, tầm nhìn của tác giả mở rộng, bao quát không gian từ rừng phong, Vu sơn, Vu giáp, lưng trời, rồi đến dòng sông, mặt đất. Từ không gian tĩnh đến không gian động.

- Những câu thơ đầu tác giả miêu tả cảnh thu với những đường nét rộng về không gian, tác giả làm như vậy với mục đích miêu tả bức tranh thiên nhiên bao la nhưng buồn hiu hắt ở vùng rừng núi thượng nguồn Trường Giang. Ở cặp câu thứ nhất, chỉ với vài nét chấm phá, tác giả đã phác thảo ra được cái thần chiều thu ở Quý Châu.

- Với những câu thơ sau chúng ta nhận thấy không gian đã được tác giả thu hẹp lại hơn so với những câu thơ đầu, cảnh vật trước mặt. Sự thay đổi tầm nhìn ở bài thơ thể hiện tâm trạng của tác giả. Cảnh mùa thu hùng vĩ nhưng “điêu hương” tạo nên nỗi buồn trong cảm thức của tác giả, tác giả trở về với tầm nhìn hẹp hơn là quay về với hiện thực buồn bã của mình. Nhìn khóm trúc và con thuyền lẻ loi để cảm thấu hết nỗi cô đơn của thi nhân.

- Chúng ta có thể hiểu rằng đó là do sự thay đổi của thời gian nên tầm nhìn có sự thay đổi. chiều dần buông, tầm nhìn con người sẽ bị thu hẹp. Thêm vào đó, để phù hợp với tứ thơ lần từ cảnh đến tình thì không gian từ bao la, rộng lớn cũng rút về thành thứ không gian nội tâm.

3. Soạn câu 3 trang 147 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Mối quan hệ của bốn câu thơ đầu là bốn câu thơ cuối, cả hai góp phần tọa nên không gian bức tranh thu trầm buồn, sâu lắng:

+ Tác giả đã mở ra cảnh thu qua những câu thơ đầu tiên bằng cách miêu tả cảnh thu ở không gian rộng lớn, mênh mông.

- Bốn câu thơ tả cảnh cụ thể đặt cạnh nhau làm toát lên bức tranh thu rộng lớn vừa tiêu điều hiu hắt, vừa dữ dội, hùng vĩ.

- Bốn câu thơ sau nói lên nỗi nhớ quê nhà và nỗi niềm dân nước, cảnh thu chi tiết, rõ nét, có tình. Mối quan hệ tạo nên sự vận hành trong tứ thơ, đi từ cảnh tới tình, cảnh khởi sinh tình, tình thấm sâu vào cảnh.

- Nhan đề bài thơ là "Thu hứng", trong toàn bộ bài thơ, hình ảnh, câu chữ phản ánh tình cảm của thi nhân trước cảnh sắc mùa thu:

+ Bốn câu thơ đầu dù miêu tả cảnh thu nhưng phảng phất nỗi buồn.

+ Bốn câu cuối là nỗi lòng của tác giả nhớ nước, thương đời.

4. Soạn câu 1 luyện tập trang 147 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Đối chiếu bản dịch thơ với bản phiên âm và phần dịch nghĩa, ta có mấy nhận xét sau:

- Bản dịch thơ "Cảm xúc mùa thu" hầu như đã chuyển tải được những nội dung cơ bản của bài thơ "Cảm xúc mùa thu". Đồng thời, bản dịch thơ cơ bản đã thể hiện được khá sắc sảo tinh thần của bài thơ. Bản dịch có thể coi là khá đạt.

- Tuy nhiên bản dịch còn có một số chênh lệch so với bản phiên âm:

+ Có thể nhận thấy trong câu thơ đầu tiên tác giả đã không chuyển tải được đầy đủ ý nghĩa của câu thơ - đây là một tính từ đã được động từ hóa (làm tiêu điều). Vì vậy ở trong bản phiên âm nó mang nghĩa rất mạnh - chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sư­ơng móc đối với rừng phong.

+ Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ  “l­ưỡng khai” - là một từ quan trọng của bản phiên âm - nhấn mạnh số lần lặp lại. Cũng vậy ở câu 6, chữ “cô” ch­a dịch được làm cho câu thơ ch­a thật sự thể hiện được nỗi lòng của kẻ li hương.

5. Soạn câu 2 luyện tập trang 147 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Nhận xét chữ "lệ" trong câu thơ thứ năm như sau:

- Có thể nhận thấy chữ "lệ" đã góp phần làm cho bài thơ giàu ý nghĩa về nội dung hơn. Tác giả đã thể hiện được ý nghĩa hết sức sâu sắc của bài thơ bằng cách sử dụng từ "lệ" ở câu thơ thứ năm.

- Chữ “lệ” trong câu “tùng cúc lưỡng khai tha nhạt lệ” đều được hiểu theo cả hai cách nước mắt của nhà thơ và nước mắt của “hoa cúc”. Mỗi khi ngắm hoa cúc, nhà thơ rơi nước mắt và nhớ về quê nhà. Những cánh hoa cúc nở tựa như cúc rơi nước mắt.

- Câu thơ dịch thể hiện tài năng của người dịch, đó là một câu thơ dịch rất hay. Câu thơ mang đến những cảm xúc mới mẻ cho người đọc. Từ đó, giúp người đọc hình dung ra tâm trạng cô đơn chất chứa sầu thương của Đỗ Phủ trong những tháng năm phiêu bạt, xạ quê hương sâu nặng nghĩa tình. Hai lần nhìn cúc nở hoa, có nghĩa là đã hai năm Đỗ Phủ sống ở Quý Châu. Hoa cúc xui lòng thi nhân ngậm ngùi nhớ lại những mùa thu trước chốn quê cũ, vì vậy mà càng thêm xao xuyến, xúc động đến nghẹn ngào. 

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM