Soạn bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh Ngữ văn 10 đầy đủ

Bài soạn Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh dưới đây đã được eLib biên soạn bám sát chương trình Ngữ văn 10. Nhằm giúp các em nắm được cách làm một bài văn thuyết minh, đồng thời rèn luyện kĩ năng viết văn thuyết minh hay. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 25 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

a. Không chuẩn xác:

- Từ “chỉ”→ không nêu hết phạm vi kiến thức.

- Không nêu đúng các thể loại Văn học dân gian trong chương trình Ngữ Văn 10, tập I.

b. Không chuẩn xác: ở cách hiểu cụm từ “thiên cổ hùng văn” (áng văn hào hùng muôn thuở).

c. Không thể dùng văn bản đã trích để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn bỉnh Khiêm vì nó chỉ nói đến thân thế mà không hề nói đến sự nghiệp thơ của ông

2. Soạn câu 2 trang 26 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

a. Biện pháp:

- Nêu dẫn chứng cụ thể minh họa cho luận điểm khái quát:

+ Luận điểm: “Nếu ... kìm hãm”.

+ Dẫn chứng:

- Số liệu về sự phát triển trí tuệ của những đứa trẻ.

- Sự phát triển não bộ của những con chuột.

- So sánh: những đứa trẻ ít được chơi đùa và những đứa trẻ bình thường.

b. Việc kể lại truyền thuyết:

→ Giúp người đọc như được trở về một thuở xa xưa thần tiên, kì ảo.

→ Là một cách giải thích sự hình thành và các địa danh của hồ.

- Việc kết hợp giữa kiến thức địa lí và văn học đã đem đến cho người đọc hiểu biết phong phú, hấp dẫn.

3. Soạn câu luyện tập  trang 27 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Sự linh hoạt trong việc sử dụng các kiểu câu: ngắn, dài, nghi vấn, cảm thán.

- Từ ngữ: giàu tính hình tượng (kết hợp biện pháp so sánh).

- Sự kết hợp các giác quan và liên tưởng:

+ Các giác quan: thị giác, khứu giác và vị giác.

+ Liên tưởng: qua các so sánh.

+ Biểu cảm trực tiếp: trông mà thèm quá, có ai lại đừng vào ăn cho được.

Ngày:17/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM