Soạn bài Truyện Kiều: Phần 1: Tác giả Ngữ văn 10 đầy đủ

Để hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. eLib mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu bổ ích để các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Truyện Kiều: Phần 1: Tác giả Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 96 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

  • Dòng họ, gia đình Nguyễn Du có nhiều người tài hoa, đỗ đạt cao. Dân gian tương truyền câu ca dao ngợi ca: Bao giờ Ngàn Hống hết cây/ Sông Rum  hết nước họ này hết quan.

  • Nguyễn Du có điều kiện tiếp nhận truyền thống văn hóa quý báu của gia đình và của nhiều vùng quê khác nhau. Đó là tiền đề cho sự phát triển tài năng nghệ thuật của ông sau này.

  • Thời thơ ấu và niên thiếu: sống trong ko khí một gia đình phong kiến quý tộc bậc nhất ở kinh thành Thăng Long"có điều kiện thuận lợi để: Dùi mài kinh sử, tích lũy vốn văn hóa, văn học, làm nền tảng cho sáng tác văn chương sau này. Hiểu rõ bản chất của hàng quan lại đương thời cùng với cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến "để lại dấu ấn đậm  nét trong các sáng tác của Nguyễn Du.

  • Trải qua thời kì hơn 10 năm gió bụi lưu lạc ở quê vợ (Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam - nay thuộc tỉnh Thái Bình), ông rơi vào cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn, cực khổ. Nhưng nhờ khoảng thời gian này “đem lại cho ông những hiểu biết và niềm cảm thông sâu sắc với cuộc sống cực khổ của nhân dân lao động, giúp ông suy ngẫm về xã hội, về thân phận con người trong sự biến động dữ dội của lịch sử.” "Thúc đẩy sự hình thành tài năng và bản lĩnh sáng tạo văn chương. Ông đã học được tiếng nói hàng ngày của người trồng dâu, trồng gai và nắm vững ngôn ngữ nghệ thuật dân gian, tạo tiền đề hình thành phong cách ngôn ngữ trong những sáng tác văn học bằng chữ Nôm, đặc biệt là ngôn ngữ của Truyện Kiều.

-> Nguyễn Du là một con người tài hoa bất đắc chí lại phải nếm trải bao đắng cay, thăng trầm trong cuộc đời. Ở ông có một trái tim nghệ sĩ bẩm sinh và thiên tài, “con mắt thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời” cùng một trí tuệ uyên bác. Đó là những tố chất hun đúc nên một nghệ sĩ thiên tài.

2. Soạn câu 2 trang 96 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Các sáng tác chính của Nguyễn Du: Phong phú và đồ sộ gồm : văn thơ chữ Hán và chữ Nôm.

a) Sáng tác bằng chữ Hán: 249 bài, ba tập:

- Thanh Hiên thi tập (78 bài) → trước thời làm quan.

- Nam trung tạp ngâm (40bài) → làm quan ở Huế, Quảng Bình.

- Bắc hành tap lục (131 bài) → thời gian đi sứ Trung Quốc.

- Nội dung:

+ Phê phán chế độ phong kiến Trung Hoa chà đạp lên quyền sống của con người.

+ Ca ngợi, đồng cảm với những người nghệ sĩ tài hoa, cao thượng Trung Hoa (Đỗ Phủ, Nhạc Phi).

+ Cảm động với những thân phận nghèo khổ, người phụ nữ tài hoa bạc mệnh (Độc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành).

b) Sáng tác bằng chữ Nôm:

- Truyện Kiều: Dựa vào Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Đoạn trường tân thanh, 3254 câu thơ lục bát)

- Nội dung:

+ Vận mệnh con người trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo.

+ Khát vọng tình yêu đôi lứa.

+ Bản cáo trạng đanh thép của xã hội đã chà đạp lên quyền sống, tự do hạnh phúc của con người đbiệt là người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến.

+ Nguyễn Du đã tái hiện hiện thực sâu sắc của cuộc sống vào tác phẩm tạo nên ý nghĩa rất sắc cho lời thơ và giá trị nhân đạo vì con người, vì cuộc sống của nhân dân.

+ Quan niệm nhân sinh : “chữ tài “gắn liền với chữ “mệnh “, chữ “tâm “gắn với chữ “tài “.

→ Tác phẩm tự sự trữ tình độc nhất vô nhị trong văn học trung đại Việt Nam.

- Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh).

+ Viết bằng thể thơ lục bát.

+ Thể hiện tấm lòng nhân ái mênh mông của nhà nghệ sĩ hướng tới những linh hồn bơ vơ, không nơi tựa nương, nhất là phụ nữ và trẻ em trong ngày lễ vu lan rằm tháng bảy hằng năm ở Việt Nam.

- Đặc điểm chung các tác phẩm: các tác phẩm thể hiện tư tưởng, nhân cách, tình cảm của nhà thơ:

+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh,... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.

+ Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người. Với Truyện Kiều, đó không chỉ là sự lên án xã hội, mà còn là sự ngợi ca, trân trọng con người và vẻ đẹp kì diệu của tình yêu đôi lứa

- Nghệ thuật: 

+ Thơ chữ Hán giản dị, tài hoa, sâu sắc

+ Thơ Nôm đỉnh cao nghệ thuật rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng tài tình hai thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát). Nguyễn Du có công đổi mới nghệ thuật truyện Nôm

+ Nguyễn Du đóng góp lớn cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học tiếng Việt

Ngày:26/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM