Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày Ngữ văn 10 đầy đủ

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được thái độ của nhân dân đối với bản chất tham nhũng của quan lại địa phương và tình cảnh bi hài của người lao động khi lâm vào cảnh kiện tụng trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 80 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Phân tích tính kịch trong truyện "Nhưng nó phải bằng hai mày":

a. Mối quan hệ giữa Cải và thầy lí trước khi xử kiện là mối quan hệ đã được xếp đặt (Cải đã lót tiền trước cho thầy lí năm đồng). Cải cứ nghĩ là quan sẽ cho mình được kiện nên rất ung dung. Tuy nhiên không ngờ khi xử kiện, Cải lại bị thầy lí tuyên bố đánh mười roi.

b. Sự độc đáo của câu chuyện chính là sự kết hợp giữa hai thứ "ngôn ngữ". Ngôn ngữ bằng lời nói (ngôn ngữ công khai), nói cho tất cả những người có mặt ở đó nghe. Nhưng thứ "ngôn ngữ" bằng động tác thì chỉ có thầy lí và Cải mới hiểu được.

+ Lẽ phải - Cải xòe năm ngón tay.

+ Lẽ phải được nhân đôi - thầy lí xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải.

=> Ý nghĩa tố cáo của truyện chính là: lẽ phải đối với người xử kiện được tính bằng tiền. Đồng tiền đo lẽ phải, tiền càng nhiều thì lẽ phải càng nhiều. Đặc biệt hơn, thầy lí dùng năm ngón tay trái đập vào năm ngón tay phải - hình ảnh ẩn dụ cho việc cái sai trái úp lên cái phải, cái đúng và ở đây cái phải bị che mất.

2. Soạn câu 2 trang 80 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Phân tích nghệ thuật gây cười ở những yếu tố sau:

- Nghệ thuật gây cười qua lời nói của thầy lí ở cuối truyện: thầy lí xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải.

-> Sợi dây liên hệ thông suốt giữa: lẽ phải - những ngón tay và những đồng tiền. Ý nghĩa tố cáo của truyện: đồng tiền đo lẽ phải, tiền nhiều lẽ phải nhiều, tiền ít lẽ phải ít.

- Đẩy lên cao trào cho tiếng cười "òa" ra. Ở đây có cả ngôn ngữ nói và có cả hành động của thầy lí. Một chi tiết thật tinh tế mà thâm thúy, sâu cay khi "cười" vào mặt vị đại diện cho công lí của chính quyền phong kiến ở nông thôn trước đây.

-> Chi tiết thâm thúy, sâu cay khi cười vào thứ được coi là công lí của chính quyền phong kiến trước kia ở nông thôn.

3. Soạn câu 3 trang 80 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Nhân vật Ngô và Cải trong truyện cười "Nhưng nó phải bằng hai mày" thật ra vừa đáng thương vừa đáng trách:

- Đánh giá về nhân vật Ngô và Cải:

+ Là những người nông dân tội nghiệp, đáng thương.

+ Họ đánh nhau nhưng không chịu nhận sai lại muốn đổ tội cho nhau nên đều đút lót cho thầy lí.

+ Nhân vật Cải: vừa đáng thương lại vừa đáng trách - đáng thương khi đã hối lộ mà vẫn bị ăn đòn. Đáng trách là vì đã tiếp tay cho thói tham lam của quan lí.

+ Nhân vật Ngô: mất tiền, lâm vào kiện cáo.

-> Tựu chung họ vừa đáng thương, vừa đáng trách.

4. Soạn câu luyện tập trang 80 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Phân tích lời nói và hành động của nhân vật trong hai truyện "Tam đại con gà" và "Nhưng nó phải bằng hai mày" để thấy được đặc trưng của thể loại truyện cười:

- Đối với truyện Tam đại con gà:

+ Hành động giấu dốt của anh học trò lười.

+ Bị phát hiện nhưng vẫn cố tình bao biện.

+ Lời nói biện minh cho sự giấu dốt: "Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà".

- Đối với truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”:

+ Hành động của nhân vật Cải và Ngô: hai người đều tìm cách đút lót trước cho thầy lí mà không rõ hành động của người kia.

+ Thầy lí tham lam nên nhận tiền của cả hai người.

+ Lời nói hài ước của các nhân vật: "Xin xét lại, lẽ phải về con mà!" (Cải nói). "Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải… bằng hai mày!" (lời đáp của thầy lí).

- Từ hai truyện trên, có thể khái quát mấy đặc trưng chung của thể loại truyện cười:

+ Khai thác những sự việc, hành vi, thói hư tật xấu của một bộ phận đối tượng trong dân gian.

+ Chứa đựng những mâu thuẫn trái quy luật tự nhiên và tiềm ẩn những yếu tố gây cười.

+ Dung lượng ngắn, kết chặt chẽ và kết thúc bằng những sự việc hoặc liên tưởng bất ngờ.

Ngày:23/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM